tailieunhanh - Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bài viết "Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục" đề cập đến vai trò, ý nghĩa của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc, phân tích một số thực trạng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc đã được lồng ghép, tích hợp trong các môn học hay các hoạt động giáo dục như nội dung giáo dục địa phương, giáo dục trải nghiệm, xây dựng văn hóa nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo! | GIÁO DỤC VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TS. Đỗ Tường Hiệp9 Tóm tắt Giáo dục là con đường để tạo dựng bảo tồn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa. Bởi vậy giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông. Bài viết đề cập đến vai trò ý nghĩa của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc phân tích một số thực trạng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 CTGDPT 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc đã được lồng ghép tích hợp trong các môn học hay các hoạt động giáo dục như nội dung giáo dục địa phương giáo dục trải nghiệm xây dựng văn hóa nhà trường. Nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện thành công đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở địa phương. Từ khóa Giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc đổi mới. 1. Đặt vấn đề Văn hóa là một khái niệm đa chiều nhưng có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần đã được hệ thống hóa tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau. Giữa giáo dục và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất nước và Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa 1 . Giáo dục là con đường để tạo dựng bảo tồn lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Muốn thực hiện giáo dục văn hóa thì bản thân nền giáo dục đã phải mang bản sắc văn hóa. Giáo dục văn hóa nói chung và nghệ thuật dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế yêu cầu giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh để trở thành những công dân toàn cầu thích ứng với xã hội hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN