tailieunhanh - Từ tính vị thuốc cổ truyền đến tính vị trong thực phẩm

Từ tính vị thuốc cổ truyền đến tính vị trong thực phẩm Thuốc cổ truyền có tính và vị Thuốc cổ truyền nói riêng cũng như với thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày, nói chung, cũng luôn luôn gắn liền với cái được gọi là "tính" của chúng. Đương nhiên để có cái "tính trời cho này", ắt phải có một cái gốc của vật chất sinh ra nó; cái gốc ở đây lại chính là cái "vị" của chúng đó. Và chính cái tính, vị này của thuốc cổ truyền, cũng được thay đổi qua các phương pháp. | Từ tính vị thuốc cổ truyền đến tính vị trong thực phẩm Thuốc cổ truyền có tính và vị Ngũ vị tử. Thuốc cổ truyền nói riêng cũng như với thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày nói chung cũng luôn luôn gắn liền với cái được gọi là tính của chúng. Đương nhiên để có cái tính trời cho này ắt phải có một cái gốc của vật chất sinh ra nó cái gốc ở đây lại chính là cái vị của chúng đó. Và chính cái tính vị này của thuốc cổ truyền cũng được thay đổi qua các phương pháp chế biến của con người. Chẳng hạn sinh địa có vị đắng tính lương dùng trị chứng huyết nhiệt xuất huyết. sau khi nấu với gừng rượu sa nhân nó trở thành thục địa vị lại ngọt tính lại ôn dùng để bổ huyết cho những người thiếu máu. Vì thế cũng cần phải nắm được những bí quyết này để biết cách sử dụng tốt thuốc cổ truyền cũng như ứng dụng chọn các thực phẩm hàng ngày sao cho phù hợp với tình cơ địa của từng người. Vị của thuốc cổ truyền Thuốc cổ truyền là những dược liệu có nguồn gốc từ thực vật động vật và khoáng vật Đông y đã nhận biết ở chúng có ngũ vị tức năm vị thông qua cảm giác của lưỡi bằng cách nhấm đó là chua ngũ vị tử sơn thù du chua ngút. đắng hoàng liên xuyên tâm liên khổ sâm. ngọt cam thảo bắc cam thảo dây cỏ ngọt. cay gừng ngô thù du quế. mặn hải tảo mẫu lệ hạ khô thảo. . Trong thực tế còn 2 vị nữa là vị nhạt đăng tâm thảo thông thảo. và vị chát kha tử thạch lựu bì binh lang. tức 7 vị. Song vì để phù hợp với học thuyết Ngũ hành người ta chỉ chọn lấy 5 vị chính để ghép vào 5 hành Mộc chua Hỏa đắng Thổ ngọt Kim cay Thủy mặn . Nếu đem các vị đó quy theo học thuyết Âm - Dương thì vị chua đắng mặn thuộc âm còn vị ngọt cay thuộc phạm trù dương. Tính của thuốc cổ truyền YHCT tổng kết thuốc cổ truyền có 4 tính hay còn gọi là tứ khí đó là hàn thạch cao hoàng bá tri mẫu. nhiệt phụ tử đại hồi đinh hương. ôn bạch chỉ kinh giới tô diệp. lương bạc hà cúc hoa mạn kinh tử. . Nếu quy theo thuyết âm dương thì tính hàn lương thuộc âm dĩ nhiên tính lương tính mát có độ lạnh ít hơn tính hàn. Trên thực tế lâm sàng chúng có .