tailieunhanh - So sánh phương thức cấu tạo của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung, khảo sát tần suất xuất hiện và giá trị sử dụng của các loại từ láy trong giáo trình HSK

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh đối chiếu phương thức cấu tạo của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung để giúp sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung nhận ra các điểm tương đồng và khác biệt của từ láy thể hiện ở hai ngôn ngữ này. | SO SÁNH PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO CỦA TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG KHẢO SÁT TẦN SUẤT XUẤT HIỆN VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÁC LOẠI TỪ LÁY TRONG GIÁO TRÌNH HSK Sinh viên Nguyễn Thành Tín Trường Đại học Thành Đông Email tin4257010076@ TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh đối chiếu phương thức cấu tạo của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung để giúp sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung nhận ra các điểm tương đồng và khác biệt của từ láy thể hiện ở hai ngôn ngữ này. Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về cách thức cấu tạo của các loại từ láy trong tiếng Trung của 吕叔湘 Lã Thúc Tương 1990 và giá trị sử dụng của từ láy trong ngôn ngữ của Hoàng Văn Hành 2008 . Đồng thời phân tích dữ liệu từ giáo trình HSK 5 được xuất bản bởi Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh. Nghiên cứu đối chiếu tập trung vào 4 dạng từ láy AA ABB AABB ABAB và đã phát hiện ra rằng hầu hết các từ láy xuất hiện trong Giáo trình chuẩn HSK 5 đều là các từ láy có kết cấu AA theo sau đó lần lượt là AABB ABB và ABAB. Ngoài ra nghiên cứu cũng phát hiện rằng giá trị sử dụng của các từ láy chủ yếu tập trung vào giá trị gợi tả đối với kết cấu từ láy AA và giá trị biểu cảm đối với kết cấu AABB. Bài nghiên cứu mở ra hướng nghiên cứu mới về từ láy trong các ngôn ngữ khác nhau và đề xuất nâng cao khung lý thuyết đánh giá. Từ khóa Từ láy Tiếng Việt Tiếng Trung Giáo trình HSK 5 Phương thức cấu tạo Tần suất xuất hiện Giá trị sử dụng ABSTRACT This study aims to compare and contrast the word formation of reduplicative words in Vietnamese and Chinese to help students majoring in Chinese Linguistics recognize the similarities and differences of reduplicative words in these two languages. The study is based on the theoretical foundation of the formation of reduplicative words in Chinese by Lü Shuxiang 1990 and the usage value of reduplicative words in language by Hoàng Văn Hành 2008 . Additionally it analyzes data from the HSK 5 textbook published by Beijing Language and Culture University. The comparative .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN