tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương" là làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở trường đại học địa phương để đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương đúng yêu cầu, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ THỊ NGỌC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THEO TIẾP CẬN VỊ TRÍ VIỆC LÀM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Chuyên ngành QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh TS. Bùi Thị Thu Hương Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ ngày tháng năm 202. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin Thư viện - Học viện Quản lý giáo dục 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay trên thế giới có hai mô hình quản lý nhân lực phổ biến đó là mô hình quản lý nguồn nhân lực công theo ngạch bậc hay còn gọi là mô hình chế độ công vụ chức nghiệp và mô hình quản lý nguồn nhân lực công theo vị trí việc làm hay còn gọi là mô hình chế độ công vụ việc làm . Mỗi mô hình có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong đó mô hình quản lý nguồn nhân lực theo vị trí việc VTVL làm là xu thế phát triển có những ưu điểm đã và đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm xem đây là giải pháp góp phần đổi mới phương thức quản lý cán bộ công chức viên chức hiện nay. Mục tiêu của quản lý đội ngũ theo tiếp cận VTVL gắn với CDNN và khung năng lực nhằm hướng tới việc kế hoạch hóa chuyên nghiệp hóa chuẩn mực hóa khoa học hóa và hiện đại hóa công tác nhân sự thực hiện tốt chức năng hoạch định tổ chức điều khiển và kiểm tra một cách căn bản chính quy và có hệ thống. Đồng thời quản lý đội ngũ theo tiếp cận VTVL là cơ sở để phân loại quy hoạch đánh giá đào tạo bồi dưỡng tuyển dụng bố trí đề bạt và thuyên chuyển sắp xếp lại nhân sự trả lương thù lao thực hiện các chế độ chính sách khác đối với nhân sự. Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm được xem là công cụ quan trọng nhằm quản lý hiệu quả đội ngũ giảng viên giúp các trường tuyển chọn được giảng viên phù hợp với yêu cầu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN