tailieunhanh - Đánh giá khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ rừng ngập mặn khu vực tỉnh Khánh Hòa

Xạ khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ từ trầm tích rừng ngập mặn và là đối tượng tiềm năng tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các chủng xạ khuẩn có nguồn gốc từ rừng ngập mặn tại khu vực tỉnh Khánh Hoà. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2 2024 https ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC TỈNH KHÁNH HOÀ EVALUATION OF THE ANTIBACTERIAL AND ANTIFUNGAL ACTIVITY OF ACTINOBACTERIA ISOLATED FROM MANGROVE FORESTS IN KHANH HOA PROVINCE Trần Tiến Ninh Lê Xuân Phong Phạm Lưu Hoàng Vũ Văn Hồng Cầm Nguyễn Thị Như Thường Viện Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đại học Nha Trang Tác giả liên hệ Nguyễn Thị Như Thường Email nhuthuongnt@ Ngày nhận bài 29 02 2024 Ngày phản biện thông qua 12 04 2024 Ngày duyệt đăng 15 05 2024 TÓM TẮT Xạ khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ từ trầm tích rừng ngập mặn và là đối tượng tiềm năng tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm của các chủng xạ khuẩn có nguồn gốc từ rừng ngập mặn tại khu vực tỉnh Khánh Hoà. Tổng cộng 46 chủng xạ khuẩn được phân lập từ 9 mẫu bùn thu thập tại 3 rừng ngập mặn khác nhau trong khu vực tỉnh Khánh Hoà. Trong đó 18 46 chủng 39 thể hiện hoạt tính đối kháng với 5 chủng vi sinh vật kiểm định. Đặc biệt 4 chủng xạ khuẩn A11 A17 A18 A35 thể hiện hoạt tính đối kháng mạnh với 2 chủng kiểm định là Staphylococcus aureus ATCC 25923 và Bacillus subtilis ATCC 6633 với đường kính vòng kháng từ 15-19 mm. Chủng xạ khuẩn A18 có hoạt tính đối kháng mạnh nhất đối với S. aureus ATCC 25923 và B. subtilis ATCC 6633 với đường kính vòng kháng lần lượt là 18 17 0 29 mm và 19 67 0 58 mm. Phân loại sơ bộ trên hệ thống môi trường ISP cho thấy chủng A18 thuộc chi Streptomyces. Phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng Streptomyces sp. A18 thuộc loài Streptomyces griseorubens với mức độ tương đồng cao nhất là 99 78 khi so sánh với cơ sở dữ liệu của các loài xạ khuẩn trên GenBank. Kết quả cho thấy xạ khuẩn từ hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ là nguồn cung cấp tiềm năng cho các hợp chất có hoạt tính kháng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN