tailieunhanh - Sinh lý học tim mạch (Sinh lý tim-2)
Tính hưng phấn Tính hưng phấn là khả năng phát sinh điện thế hoạt động gây co cơ tim. Tim gồm hai loại tế bào cơ: -Những tế bào phát sinh và dẫn truyền xung động, đó là các tế bào nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng Purkinje. -Những tế bào trả lời các xung động này bởi sự co rút, đó là các tế bào cơ nhĩ và cơ thất. Những đặc tính này khiến tim mang tính tự động. Đây là đặc điểm không có ở cơ vân. . | Sinh lý học tim mạch Sinh lý tim-2 2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim . Tính hưng phấn Tính hưng phấn là khả năng phát sinh điện thế hoạt động gây co cơ tim. Tim gồm hai loại tế bào cơ -Những tế bào phát sinh và dẫn truyền xung động đó là các tế bào nút xoang nút nhĩ thất và của mạng Purkinje. -Những tế bào trả lời các xung động này bởi sự co rút đó là các tế bào cơ nhĩ và cơ thất. Những đặc tính này khiến tim mang tính tự động. Đây là đặc điếm không có ở cơ vân. Các hoạt động điện trong tim dẫn đến sự co bóp. Do đó những rối loạn hoạt động điện sẽ đưa đến rối loạn nhịp với biếu hiện từ nhẹ đến nặng trên lâm sàng. . Các pha của hoạt động điện thế cơ tim Ớ trạng thái nghỉ cả hai loại sợi cơ tim cũng như các tế bào sống khác đều ở tình trạng phân cực nghĩa là có một hiệu số điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào. Điện thế bên trong âm tính so với ngoài đo được từ -70mV đến -90mV có khi lên đến -90mV đến -100mV ở loại sợi dẫn truyền đặc biệt như sợi Purkinje được gọi là điện thế màng lúc nghỉ Điện thế này bắt nguồn từ sự chênh lêch nồng độ của 3 ion chính là Na Ca và chủ yếu là K . Nồng độ K trong tế bào cơ tim rất lớn gấp 30 lần so với nồng độ K ngoài tế bào. Điện thế màng tế bào cơ tim khi nghỉ ngơi có tính thấm tương đối với K K có khuynh hướng khuếch tán ra ngoài theo bậc .
đang nạp các trang xem trước