tailieunhanh - Sinh lý học tim mạch (sinh lý hệ mạch-3)

. Điều hòa tuần hoàn động mạch Động mạch không phải là những ống dẫn máu thụ động, ngược lại, nó đóng vai trò quan trọng cho việc phân phối máu đến tổ chức. Trong thành động mạch có những sợi cơ trơn khiến cho nó có khả năng chun giãn. Các sợi cơ trơn này lại chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, đồng thời nó còn chịu ảnh hưởng của các chất trong máu qua cơ chế thể dịch. . | Sinh lý học tim mạch sinh lý hệ mạch-3 . Điêu hòa tuân hoàn động mạch Động mạch không phải là những ống dẫn máu thụ động ngược lại nó đóng vai trò quan trọng cho việc phân phối máu đến tố chức. Trong thành động mạch có những sợi cơ trơn khiến cho nó có khả năng chun giãn. Các sợi cơ trơn này lại chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật đồng thời nó còn chịu ảnh hưởng của các chất trong máu qua cơ chế thể dịch. . Điều hòa tuần hoàn tại chỗ Nhằm đảm bảo hai chức năng -Khi yêu cầu được tưới máu của các cơ quan là hằng định thì sự tự điều hòa nhằm đảm bảo một sự cung cấp máu không đổi cho dù áp lực động mạch thay đổi. -Sự tưới máu được thực hiện theo yêu cầu. Khi hoạt động chẳng hạn ở cơ vân hoặc cơ tim sự tưới máu có thể tăng gấp nhiều lần so với lúc nghỉ ngơi. Sự giãn cơ trơn ở các tiêu động mạch tùy thuộc vào lưu lượng máu. Khi lưu lượng máu giảm cơ trơn giãn và sự giãn mạch xảy ra. Khi áp suất truyền vào mạch tăng khiến mạch căng giãn gây nên một sự co rút phản ứng do cơ trơn thành mạch khi bị căng thì co lại. Các bạch cầu tiêu cầu tế bào cơ trơn thành mạch tế bào nội mạc mạch máu có thê tống hợp và phóng thích nhiều yếu tố vận mạch. Một yếu tố quan trọng nhất là EDRF endothelium-derived relaxation factor gây giãn mạch được biết chính là chất khí mang tín hiệu NO trong những năm gần đây. Những chất giãn mạch khác .