tailieunhanh - Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Malthus
Malthus với vấn đề "tình trạng thừa thải quá mức" hay "cơn khủng hoảng" Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính,. | Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Malthus với vấn đề tình trạng thừa thải quá mức hay cơn khủng hoảng Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội nhưng ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp sự suy sụp về tài chính . Đối với những nhà kinh tế cổ điển cùng thời thì quan điểm này của ông bị xem như một quan điểm lập dị. Như chúng ta đã biết qua với Adam Smith tầm nhìn của các nhà kinh tế cổ điển chỉ trong phạm vi là thị trường và cơ cấu định giá của nó hoạt động nhằm mang đến sự phân bổ những nguồn tài nguyên và hàng hoá cho xã hội một cách trơn tru dễ dàng. Có thể đây là tình trạng sụp đổ tạm thời hoặc giả chỉ đối với ngành mậu dịch ví dụ như các nhà sản xuất các sản phẩm may mặc có thể ước lượng nhu cầu về mặt hàng của họ quá mức và do đó tạm thời cung cấp quá mức cho thị trường nhưng trong trường hợp như vậy người ta sẽ tin rằng mức cung gia tăng liên quan đến mức cầu sẽ làm mức giá giảm xuống và cũng sớm làm cho cung liên kết trở lại với cầu. Hoặc giả giai đoạn tích luỹ quá nhanh có thể gia tăng mức lương trên mức bình thường nhưng theo như Smith và Malthus mức lương gia tăng như thế sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn cung lao động và từ đó lại đẩy mức lương giảm lại. Jean-Baptiste Say 1767-1832 là người thể hiện rõ tầm nhìn cổ điển này ông cho rằng thị trường có thể loại bỏ tình trạng khủng hoảng ông là một nhà kinh tế học người Pháp và rất ngưỡng mộ Adam Smith. Say đưa ra nhiều lập luận về vấn đề này trong chương XV quyển I của tác phẩm Trait d economie politique của ông Chú ý rằng một sản phẩm sau khi làm ra sớm muộn cũng được tung ra thị trường mà trong đó đã đầy các sản phẩm khác. Khi nhà sản xuất đó hoàn tất sản phẩm của mình ông ta chỉ quan tâm đến việc làm sao để bán sản .
đang nạp các trang xem trước