tailieunhanh - Làm gì khi hơi thở nặng mùi?

Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm, các mối quan hệ của khổ chủ và gây khó chịu cho người đối diện. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này. Nặng mùi do đâu? | Làm gì khi hơi thở nặng mùi Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm các mối quan hệ của khổ chủ và gây khó chịu cho người đối diện. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này. Nặng mùi do đâu Trong hầu hết các trường hợp nguyên nhân gây hơi thở nặng mùi đều từ trong khoang miệng - và đa phần chúng bắt nguồn từ cuối lưỡi. Lưỡi bạn giống như một tấm thảm dày mà những vi khuẩn gây mùi hôi cứ trú trong những lỗ rất nhỏ của tấm thảm đó. Có khoảng 600 loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng bạn và chúng tạo ra rất nhiều chất nặng mùi khác nhau. Dưới đây là những lý do phổ biến Miệng khô Đây là nguyên nhân hàng đầu. Nước bọt giúp làm sạch là làm ẩm khoang miệng nhưng khi không có đủ nước bọt các tế bào chết tích tụ trên lưỡi lợi và bên trong má sau đó sẽ phân hủy và tạo ra mùi hôi. Điều này giải thích tại sao hơi thể của bạn lại thường nặng mùi nhất vào buổi sáng bởi miệng của bạn bị khô đi trong lúc ngủ. Các bệnh lý khác Đôi khi hơi thở nặng mùi cũng là tấm gương phản ánh tình trạng bệnh tật của bạn. Các bệnh tai mũi họng như viêm xoang viêm amidan viêm họng là bạn đồng hành của chứng hôi miệng. Chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức thông thường ở trong miệng khiến cho miệng trở nên nặng mùi. Điều này cũng xảy ra tương tự với bệnh viêm phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu bạn bị mắc chứng táo bón hoặc những vấn đề liên quan đến dạ dày thì hơi thở của bạn cũng không được dễ chịu cho lắm. Bệnh viêm phổi mãn tính thường khiến cho hơi thở có mùi hôi hám trong khi bệnh suy thận lại khiến hơi thở có mùi cá ươn. Chế độ ăn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN