tailieunhanh - Đông máu và cơ chế chống đông

Đông máu và cơ chế chống đông: Nét đặc sắc của cơ thể Nếu không có quá trình đông máu thì cơ thể chúng ta (và sinh vật có tuần hoàn nói chung) không thể tồn tại được. Song nếu không có quá trình chống đông thì đông máu sẽ lan tràn từ mạch máu này sang mạch máu khác và tuần hoàn cũng ngừng trệ. Hệ đông máu và cơ chế chống đông là một hệ thống kín | Đông máu và cơ chế chống đông Nét đặc sắc của cơ thể Nếu không có quá trình đông máu thì cơ thể chúng ta và sinh vật có tuần hoàn nói chung không thể tồn tại được. Song nếu không có quá trình chống đông thì đông máu sẽ lan tràn từ mạch máu này sang mạch máu khác và tuần hoàn cũng ngừng trệ. Hệ đông máu và cơ chế chống đông là một hệ thống kín - đó là hai quá trình rất đặc sắc mang nhiều tính chất bảo vệ cơ thể. Quá trình đông máu và chống đông Đông máu là hiện tượng máu từ thể lỏng chuyển thành thể đặc. Trong huyết tương luôn luôn có mặt hàng chục chất tham gia quá trình đông máu. Song máu trong mạch thì không bao giờ tự đông lại nhưng khi lấy ra khỏi mạch máu thì nó đông ngay. Cho đến nay người ta đã biết trên 30 chất khác nhau ở trong máu và tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Đó là những chất gây đông máu và những chất chống đông máu. Máu có đông hay không là phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai nhóm chất này. Đông máu và chống đông là một quá trình rất phức tạp cả hai hiện tượng này cùng xảy ra song song tiến triển nhưng cuối cùng là để nhằm cầm máu hoặc tránh hiện tượng đông máu tràn lan một khi đã hình thành đủ. Có thể lấy ví dụ Khi ta cắt gọt hoa quả vô ý bị đứt tay thì lập tức nơi tổn thương có hiện tượng co mạch do phản xạ thần kinh. Tổn thương càng lớn thì mức độ co của mạch càng lớn tạo điều kiện cho sự hình thành nút tiểu cầu và cục máu đông làm ngừng chảy máu. Quá trình đông máu tự nhiên bao gồm một loạt các phản ứng và đối phản ứng mà ở mỗi giai đoạn sản phẩm được tạo ra phải nhanh hơn là sự tiêu hủy của nó nếu muốn cho giai đoạn sau của quá trình đông máu có thể tiến hành được. Khi cân bằng giữa hai quá trình trên lệch về một phía thì hoặc sẽ có hiện tượng máu không đông hoặc hiện tượng máu quá đông. Vai trò của tiểu cầu Tiểu cầu có nguồn gốc từ tủy xương. Nó là một tế bào không nhân hình đĩa mỏng đường kính 2-3micromet tích điện âm rất mạnh. Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu ngoại vi là mm3 và có thể tăng giảm trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN