tailieunhanh - Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China-plus-one strategy) và lợi thế của nền kinh tế Việt Nam

Bài viết "Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China-plus-one strategy) và lợi thế của nền kinh tế Việt Nam" sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích lý do các công ty đa quốc gia áp dụng Chiến lược “Trung Quốc + 1”, các lợi thế của Việt Nam trong việc trở thành địa điểm dịch chuyển sản xuất thay cho Trung Quốc và đề xuất khuyến nghị nhằm tận dụng các lợi thế này để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 06. CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC 1 CHINA-PLUS-ONE STRATEGY VÀ LỢI THẾ CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thảo Quỳnh Tóm tắt Chiến lược Trung Quốc 1 China-plus-one Strategy gần đây đang trở thành xu hướng và mối quan tâm của các công ty đa quốc gia nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tối thiểu hóa rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng. Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu của chiến lược này với những lợi thế về nguồn nhân công dồi dào giá rẻ lợi thế về môi trường chính trị và pháp luật ổn định cũng như vị trí địa lý chiến lược. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích lý do các công ty đa quốc gia áp dụng Chiến lược Trung Quốc 1 các lợi thế của Việt Nam trong việc trở thành địa điểm dịch chuyển sản xuất thay cho Trung Quốc và đề xuất khuyến nghị nhằm tận dụng các lợi thế này để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Từ khóa Chiến lược Trung Quốc 1 chuỗi cung ứng toàn cầu kinh tế Việt Nam toàn cầu hóa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau đại dịch Covid-19 nhiều quốc gia đã và đang tiếp tục nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế tuy nhiên tốc độ phục hồi có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới dự báo về tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2 4 đánh dấu chuỗi ba năm liên tiếp kinh tế toàn cầu giảm tốc do hiệu ứng tiếp diễn của hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ hạn chế tín dụng và tình trạng yếu kém của thương mại và đầu tư World Bank 2024 . Triển vọng ngắn hạn đang có sự phân hóa với sự tăng trưởng nhạt nhòa trong các nền kinh tế lớn kèm theo điều kiện cải thiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển với cơ bản vững chắc dù rằng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do nợ cao và chi phí tài chính cao. Nền Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh 106 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc sau nhiều thập kỷ nỗ lực xây dựng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN