tailieunhanh - Trắc nghiệm khoa học trái đất

Tài liệu tham khảo Trắc nghiệm khoa học trái đất | KIỂM TRA 1 Lớp: Tổng hợp sinh K33 Họ và tên Sinh viên: Giới tính: Quê quán: A. Trả lời đúng (Đ) và sai (S) trước mỗi nhận định sau (2,5 điểm, 0,25 điểm/ 1 đáp án đúng) 1. Vũ trụ được hiểu là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà. 2. Thiên Hà là 1 tập hợp rất lớn các ngôi sao liên kết với nhau bằng lực vũ trụ. 3. Mỗi Thiên Hà có thể chứa hàng chục triệu (107) đến hàng ngàn tỉ (1012) ngôi sao và các thiên thể khác cùng với khí, bụi, bức xạ điện từ trường. 4. Mặt Trời của chúng ta nằm giữa phần rìa của Ngân Hà, cách trung tâm khoảng năm ánh sáng. 5. Trong Hệ Mặt Trời, Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất. 6. Mặt Trời được hình thành từ 1 đám bụi khí khổng lồ với thành phần chính là khí Hêli. 7. Hành tinh lùn Diêm Vương là 1 phần của vành đai Kuiper. 8. Hiện nay, các Thiên Hà đang lùi xa và mở rộng khoảng cách giữa chúng. 9. Khối lượng của Trái Đất khoảng 6. 1024 tấn. 10. Có 6 lục địa trên Trái Đất: Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam cực và Ôxtrâylia. B. Nối 1 nội dung cột bên trái với 1 nội dung cột bên phải sao cho phù hợp nhất (1 điểm) 1. Diện tích bề mặt Trái Đất 2. Đường kính của dải Ngân Hà 3. Vật chất chính cấu tạo nên Thiên Hà 4. Thời gian ra đời Thuyết Bigbang 5. Nhiệt độ ở tâm Trái Đất a. năm ánh sáng 510 triệu km2 c. 1927 d. Ngôi sao e. Khoảng 50000C C. Trả lời nhanh (4 điểm, 0,2 điểm/1 đáp án đúng) 1. Hình dạng thực của Trái Đất Đất là gì? 2. Chu vi của Trái Đất là bao nhiêu? 3. Góc nhập xạ của Mặt Trời thay đổi như thế nào từ xích đạo về 2 cực? 4. Khi Bán cầu Bắc là mùa hạ thì Bán cầu Nam là mùa gì? 5. Trọng lượng của vật thể sẽ thay đổi như thế nào từ xích đạo về 2 cực? 6. Kể tên các lớp đá cấu tạo nên lớp vỏ lực địa của Trái Đất? 7. Trái Đất được cấu tạo chủ yếu bởi nguyên tố nào? 8. Ở độ sâu 100km, nhiệt độ lòng đất là bao nhiêu? 9. Ai là người đầu tiên thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522)? 10. Ai là người đầu tiên đo được chu vi Trái Đất bằng phương pháp hình học? 11. Trục của Trái Đất khi vận động quanh Mặt Trời có điểm gì đặc biệt? 12. Thời gian để Trái Đất quay đúng 1 vòng? 13. Trong 1h, Trái Đất quay được 1 góc bao nhiêu độ? 14. Vận tốc quay của Trái Đất thay đổi thế nào từ xích đạo về 2 cực? 15. Lực nào ảnh hưởng đến hướng các loại gió hành tinh? 16. Kinh tuyến nào được quy định làm đường chuyển ngày quốc tế? 17. Một đơn vị thiên văn bằng bao nhiêu km? 18. Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc lên xích đạo vào ngày nào? 19. Hiện tượng 4 mùa xảy ra rõ nhất ở vùng nào? 20. Ngày trăng tròn gọi là ngày gì? D. Khoanh tròn vào đáp án bạn cho là đúng nhất (2,5 điểm, 0,5 điểm/1 đáp án đúng) 1. Nhật thực xảy ra khi nào? a. Khi Mặt Trăng đi vào giữa Mặt Trời và Trái Đất b. Khi Trái Đất đi vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời c. Khi thứ tự 3 thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời thẳng hàng. d. Khi thứ tự 3 thiên thể Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng. 2. Nguyệt thực xảy ra khi nào? a. Khi Mặt Trăng đi vào giữa Mặt Trời và Trái Đất b. Khi Trái Đất đi vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời c. Khi thứ tự 3 thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời thẳng hàng. d. Khi thứ tự 3 thiên thể Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng. 3. “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối” đúng ở vùng nào? a. Vùng ôn đới Bắc bán cầu b. Vùng cận cực Nam bán cầu c. Vùng nhiệt đới Bắc bán cầu d. Vùng nhiệt đới Nam bán cầu 4. Lớp vỏ Trái và lớp bao Manti được ngăn cách bởi cái gì? a. Lớp Moho b. Lớp Manti trên c. Lớp Manti dưới d. Lò mắc ma 5. Thời tiết Nam bán cầu như thể nào vào ngày đông chí ở Bắc bán cầu? a. Mát mẻ b. Nóng bức c. Ấm áp d. Lạnh giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN