tailieunhanh - Vai trò và tác động quản trị nhân lực: Phần 2

Tiếp nội dung phần 1, Sách tham khảo "Quản trị nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam - Vai trò và tác động" phần 2 cung cấp những kiến thức như quản trị nhân lực trong doanh nghiệp Việt Nam (trường hợp công ty chứng khoán SSI); phát triển năng lực của doanh nghiệp Việt Nam thông qua quản trị nhân lực. Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 3 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SSI Trong chương này chúng tôi sẽ phân tích khái quát thực trạng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung từ đó đi sâu nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tên gọi cũ Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn . Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện rõ nét qua các công tác tuyển dụng nhân sự đào tạo nhân sự các nội dung chương trình đào tạo việc đánh giá thành tích công tác và sử dụng kết quả đánh giá thành tích đó trong việc trả lương cho nhân sự. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp cũng chú trọng việc chia sẻ thông tin uỷ quyền trao quyền cho nhân sự đồng thời có những giải pháp hỗ trợ phát triển sự nghiệp của cán bộ. Có thể thấy nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của quản trị nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự chú trọng quản trị nhân lực thông qua các chiến lược mang tính tầm nhìn với những hoạt động cụ thể thiết thực. Bức tranh khái quát này tạo tiền đề cho những đóng góp đề xuất trong Chương 4 của cuốn sách nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng phát huy vai trò của quản trị CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 131 nhân lực doanh nghiệp đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực doanh nghiệp Việt Nam. . TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . Bối cảnh xu thế và định hướng Xu thế hội nhập quốc tế và CMCN đã và đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý điều hành cũng như phát triển của doanh nghiệp Việt Nam nói chung tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển trong quản trị nguồn nhân lực ở mỗi doanh nghiệp nói riêng. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ sử dụng khoảng 40 năng suất của nguồn nhân lực mà họ đang sở hữu và tỷ lệ này còn khó lý giải hơn nữa ở nhóm nhân viên khối văn phòng. Nguyên nhân của vấn đề này cơ bản nằm ở sự yếu kém về công tác quản .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN