tailieunhanh - Tỷ lệ nhiễm nấm Candida niêm mạc miệng và yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị bệnh nội khoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

Bài viết Tỷ lệ nhiễm nấm Candida niêm mạc miệng và yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị bệnh nội khoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trình bày xác định tỷ lệ nhiễm nấm Candida miệng ở bệnh nhân điều trị bệnh nội khoa; Khảo sát đặc điểm lâm sàng của tình trạng nhiễm nấm Candida miệng và các yếu tố liên quan. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 3 tập 13 tháng 6 2023 Tỷ lệ nhiễm nấm Candida niêm mạc miệng và yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị bệnh nội khoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế Ngô Thị Minh Châu1 Phan Thị Ngọc Hòa2 1 Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y - Dược Đại học Huế 2 Khoa Khám bệnh - Chẩn đoán Hình ảnh - Thăm dò chức năng tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế Tóm tắt Tổng quan Candida là tác nhân nấm men gây bệnh nấm miệng phổ biến đặc biệt là ở bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa mạn tính. Mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm Candida miệng ở bệnh nhân điều trị bệnh nội khoa. 2. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của tình trạng nhiễm nấm Candida miệng và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 213 bệnh nhân. Khám lâm sàng ghi nhận triệu chứng của bệnh nấm miệng do Candida và khai thác các yếu tố liên quan. Thu thập bệnh phẩm niêm mạc miệng làm xét nghiệm trực tiếp với dung dịch KOH 20 để xác định tỷ lệ nhiễm nấm. Mẫu bệnh phẩm có kết quả xét nghiệm trực tiếp dương tính được nuôi cấy và định danh bằng môi trường sinh màu. Kết quả Tỷ lệ nhiễm Candida miệng là 16 9 trong đó tỷ lệ C. albicans và C. non albicans lần lượt là 55 6 và 44 4 . Đặc điểm lâm sàng của nhiễm nấm Candida miệng bao gồm giảm vị giác chán ăn 47 2 đau rát miệng 5 6 mảng trắng trên niêm mạc 30 6 viêm góc miệng với đỏ hai mép miệng 2 8 . Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm nấm Candida miệng bao gồm tuổi từ 60 trở lên pH nước bọt lt 7 không có khả năng tự chăm sóc răng miệng chải răng ít hơn 2 lần ngày thiếu cân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu sử dụng corticoid dạng hít dùng thuốc kháng sinh phối hợp 2 loại kháng sinh trở lên kháng sinh kéo dài trên 7 ngày. Kết luận Nấm miệng cần được lưu ý ở các bệnh nhân điều trị nội khoa có yếu tố liên quan để có thể chẩn đoán và điều trị sớm cho bệnh nhân. Từ khóa Candida nhiễm nấm miệng yếu tố liên quan. Abstract Prevalence of oral Candida .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.