tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực" được nghiên cứu với mục tiêu xây dựng biện pháp dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan Quân đội. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI - - NGUYỄN ANH TUẤN DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC QUÂN SỰ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2024 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. . Phạm Minh Mục 2. . Nguyễn Thị Thanh Hồng Phản biện 1 . Phó Đức Hòa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2 . Nguyễn Như An Trường Đại học Vinh Phản biện 3 . Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đội ngũ cán bộ sĩ quan ở các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng trực tiếp chỉ huy quản lý cán bộ chiến sĩ thuộc quyền vừa là người giáo viên trực tiếp tổ chức huấn luyện giáo dục quân nhân theo nội dung chương trình kế hoạch. Để huấn luyện giáo dục quân nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng có ý chí quyết tâm cao sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao đòi hỏi người cán bộ sĩ quan Quân đội phải có hệ thống các năng lực nhất là năng lực sư phạm. Việc hình thành các năng lực cho học viên là quá trình khó khăn lâu dài và là kết quả của nhiều yếu tố trong đó thông qua dạy học môn Giáo dục học quân sự là con đường thuận lợi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc dạy học môn Giáo dục học quân sự nhìn chung vẫn mang tính hàn lâm lý thuyết. Biểu hiện là mục tiêu dạy học trong chương trình được xác định một cách chung chung chưa chỉ rõ những năng lực cần đạt được của người học sau khi kết thúc môn học bài học thiết kế bài học vẫn còn đơn điệu chưa đa dạng quá trình dạy học giảng viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học nhằm truyền thụ kiến thức kinh nghiệm một chiều cho học viên chưa mạnh dạn áp dụng vận dụng các phương pháp định hướng hành động đánh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN