tailieunhanh - Hiệu ứng nén biên độ trực giao biexciton của trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn lẻ trong chất bán dẫn

Bài viết này nghiên cứu hiệu ứng nén biên độ trực giao biexciton thông qua một hệ tương tác lượng tử giữa photon, exciton và biexciton trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Trên cơ sở các tiêu chuẩn nén đã có, chúng tôi đưa ra các biểu thức giải tích tường minh cho cấp độ nén biên độ trực giao biexciton trong trạng thái này. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Số 57 2022 HIỆU ỨNG NÉN BIÊN ĐỘ TRỰC GIAO BIEXCITON CỦA TRẠNG THÁI KẾT HỢP PHI TUYẾN CHẴN-LẺ TRONG CHẤT BÁN DẪN ĐẶNG HỮU ĐỊNH Khoa Công nghệ Điện tử Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh danghuudinh@ DOIs https Tóm tắt. Bài báo này nghiên cứu hiệu ứng nén biên độ trực giao biexciton thông qua một hệ tương tác lượng tử giữa photon exciton và biexciton trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Trên cơ sở các tiêu chuẩn nén đã có chúng tôi đưa ra các biểu thức giải tích tường minh cho cấp độ nén biên độ trực giao biexciton trong trạng thái này. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng nén biên độ trực giao biexciton xuất hiện trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Độ nén phụ thuộc vào các đặc tính của biexciton các tham số nén cũng như các hàm phi tuyến. Đặc biệt khi hàm phi tuyến tương ứng với hàm kết hợp Gilmore- Perelomov độ nén nhận giá trị lớn nhất. Từ khóa. Nén biên độ trực giao biexciton Trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. 1. GIỚI THIỆU Lý thuyết về trạng thái kết hợp được R. I. Glauber 1 đưa ra vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 và ông đã tiên đoán hiện tượng hoàn toàn lượng tử là antibunching phản kết chùm . Kể từ đó các trạng thái phi cổ điển lần lượt được đề xuất và các nhà vật lý cả lý thuyết cũng như thực nghiệm luôn quan tâm nghiên cứu. Trạng thái nén được Stoler đưa ra đó là những trạng thái mà độ thăng giáng của một đại lượng nào đó có thể nhỏ hơn giá trị tương ứng của trạng thái bất định cực tiểu đối xứng 2 . Các trạng thái phi cổ điển kế tiếp là trạng thái kết hợp cặp 3 trạng thái kết hợp chẵn-lẻ 4 5 . Về sau chúng đã được phát triển thành các trạng thái kết hợp phi tuyến với rất nhiều hiệu ứng phi cổ điển và đã đưa ra nhiều ứng dụng khác nhau. Một số trạng thái thuộc lớp này là trạng thái kết hợp phi tuyến 6 7 trạng thái kết hợp phi tuyến điện tích 8 trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ 9 10 và trạng thái kết hợp phi tuyến thêm photon biến dạng chẵn-lẻ 11 . Việc .