tailieunhanh - Mức độ kiệt sức học tập ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – Một nghiên cứu theo chiều kích giới tính

bài viết "Mức độ kiệt sức học tập ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – Một nghiên cứu theo chiều kích giới tính" nghiên cứu phân tích mức độ kiệt sức học tập theo giới tính trên 676 khách thể, trong đó có 280 nam (41,4%) và 396 nữ (58,6%). Sau khi thu thập và phân tích bằng phần mềm SPSS 26, kết quả ghi nhận về mức độ cạn kiệt cảm xúc và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập theo giới tính. Mời các bạn cùng tham khảo! | MỨC ĐỘ KIỆT SỨC HỌC TẬP Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỘT NGHIÊN CỨU THEO CHIỀU KÍCH GIỚI TÍNH Phan Thị Ngọc Lành Phạm Hồng Nhi Nguyễn Giản Đại Minh Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Kiệt sức học tập Academic burnout là một trong những hướng nghiên cứu mới nổi bật của Hội chứng kiệt sức Burnout Syndrome . Kiệt sức học tập của sinh viên được thể hiện qua ba 03 nhóm biểu hiện chính Cạn kiệt cảm xúc EX hoài nghi bản thân CY và cảm nhận về hiệu quả học tập PE . Trong phạm vi bài viết này nhóm nghiên cứu phân tích mức độ kiệt sức học tập theo giới tính trên 676 khách thể trong đó có 280 nam 41 4 và 396 nữ 58 6 . Sau khi thu thập và phân tích bằng phần mềm SPSS 26 kết quả ghi nhận về mức độ cạn kiệt cảm xúc và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập theo giới tính. Từ khóa Burnout kiệt sức học tập giới tính sinh viên HUTECH. 1. TỔNG QUAN Khái niệm kiệt sức học tập tên tiếng Anh là Academic Burnout được định nghĩa là cảm giác kiệt sức bởi những yêu cầu từ việc học hành vi hoài nghi hay xa cách với việc học của một cá nhân cảm giác không đủ năng lực với vai trò là một sinh viên . Một trong những vấn đề thường được quan tâm trong nghiên cứu về tình trạng kiệt sức nói chung là yếu tố giới tính có hay không có ảnh hưởng đến tình trạng này. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có những kết quả đôi khi gây tranh cãi về tình trạng kiệt sức học tập giữa sinh viên nam và nữ. Một số nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có xu hướng chịu áp lực học tập nặng nề hơn so với sinh viên nam Dyrbye et al. 2005 trong khi một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai giới tính Salmela-Aro amp Read 2017 . Việc đánh giá và nắm bắt những yếu tố này sẽ giúp giảng viên nhà trường và chính sinh viên có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề kiệt sức học tập từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN