tailieunhanh - Pháp luật về quyền tự do ngôn luận thông qua việc sử dụng mạng xã hội

Hiện nay Internet phát triển kèm theo đó công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng, cần phải đặt ra giới hạn và sự kiểm soát về việc sử dụng quyền này. Bài viết "Pháp luật về quyền tự do ngôn luận thông qua việc sử dụng mạng xã hội" sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo! | PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Lê Phạm Anh Kiệt Ngô Nguyễn Khả Hân Lê Thị Ánh Tuyết Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD TS. Phan Minh Phụng TÓM TẮT Quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong luật pháp quốc gia và quốc tế là vấn đề được xã hội quan tâm. Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân tổ chức bày tỏ quan điểm tư tưởng thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Với sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội một mặt giúp con người phát huy quyền tự do ngôn luận mặt khác lại gây ra nhiều hệ lụy khi nhiều người lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng xã hội để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Do vậy vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải có giải pháp để bảo đảm cho quyền tự do ngôn luận được thực hiện một cách hiệu quả đúng pháp luật trên không gian mạng xã hội. Từ khóa Quyền con người quyền công dân quyền tự do ngôn luận mạng xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền UDHR năm 1948 . Ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận tôn trọng bảo đảm bảo vệ ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946 Quốc hội Điều 10 Hiến pháp 1946 ban hành ngày 09 11 1946 theo đó pháp luật ghi nhận và tôn trọng công dân có quyền tự do ngôn luận tức là quyền được tự do bày tỏ ý kiến kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp cũng như tự do tìm kiếm tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào không phân biệt lĩnh vực hình thức tuyên truyền bằng miệng bằng bản viết in hoặc dưới hình thức nghệ thuật thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN