tailieunhanh - Quyền an tử, quy định của một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam

Bài viết "Quyền an tử, quy định của một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam" trình bày về quyền an tử ở một số quốc gia đã thể hiện rõ được sự mong muốn được giải thoát của những bệnh nhân nhưng đối với quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử thì được xem là hành vi có tội. Có lẽ lập pháp Việt Nam vốn dĩ có đủ điều kiện để tiếp cận về tư liệu, số liệu thống kê, nguyên nhân tầm cỡ quốc tế nhưng “chưa hợp pháp hóa” về quyền này chắc hẳn đều có lý do. Mời các bạn cùng tham khảo! | QUYỀN AN TỬ QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Nguyễn Tuyết Nhi Trịnh Bích Phương Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD . Đào Thu Hà TÓM TẮT Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết tại Việt Nam. Trong khi đó một số trường hợp liên quan đến sự sống của con người khi khả năng sống của họ lại vô cùng thấp không chỉ phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần mà còn làm ảnh hưởng đến xã hội và người thân. Quyền an tử ở một số quốc gia đã thể hiện rõ được sự mong muốn được giải thoát của những bệnh nhân nhưng đối với quốc gia chưa hợp pháp hoá an tử thì được xem là hành vi có tội. Có lẽ lập pháp Việt Nam vốn dĩ có đủ điều kiện để tiếp cận về tư liệu số liệu thống kê nguyên nhân tầm cỡ quốc tế nhưng chưa hợp pháp hoá về quyền này chắc hẳn đều có lý do. 1. MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên đà phát triển về kinh tế - xã hội lẫn cơ sở vật chất quyền con người là quyền đặc trưng cơ bản được đặt lên hàng đầu thế nhưng quyền an tử tại Việt Nam vẫn chưa được pháp luật chấp nhận khi dựa theo Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định có nói Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật . Trong khi ở Việt Nam đã xảy ra một số trường hợp liên quan đến sự sống của con người mà khả năng để tiếp tục duy trì sự sống là vô cùng ít thậm chí là đến cả y học vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm để níu kéo sự sống thì cũng chỉ là dựa vào máy móc và các thiết bị hỗ trợ dù vậy thì cũng phải sống trong đau đớn do căn bệnh mang lại. Dẫn đến gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt tinh thần lẫn kinh tế mà đối tượng phải gánh chịu là người thân và xã hội. Rõ ràng là bệnh nhân có thể chọn cách kết thúc sự sống để vừa giải thoát bản thân khỏi sự đau đớn mà còn giải thoát gánh nặng cho người thân xung quanh họ nếu như họ thật sự có mong muốn được làm như vậy. Nhưng mà pháp luật Việt Nam lại không chấp nhận việc kết thúc sự sống

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.