tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học "Bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu với mục tiêu: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Cơ sở lý luận bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay; Quan điểm và giải pháp bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH HIỀN BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học . Trần Ngọc Đường Phản biện 1 . Trương Hồ Hải Phản biện 2 . Nguyễn Minh Tuấn Phản biện 3 . Nguyễn Thị Việt Hương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại vào hồi . .giờ phút ngày tháng .năm . Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm BĐG là một yêu cầu cần phải thực hiện để Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong đó có mục tiêu tăng cường BĐG và nâng cao năng lực cho phụ nữ. Ở Việt Nam vấn đề BĐG đã và đang được Đảng Nhà nước các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Vấn đề nghiên cứu các hình thức bảo đảm quyền bình đẳng giới nhất là bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới nhằm đi sâu vào phân tích hệ thống các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giới cũng như thực tiễn bảo đảm pháp lý quyền bình đẳng của phụ nữ trên thực tế là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay đồng thời đề xuất một số định hướng giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền bình đẳng giới qua đó bảo đảm bình đẳng giới là việc làm cần thiết phù hợp với xu thế hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong thời kỳ mới. Đó cũng chính là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ ngành luật chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính mã số 9 38 01 02. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề xuất một số giải pháp khoa học khả thi nhằm hoàn thiện bảo đảm pháp lý QBĐG ở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN