tailieunhanh - Vua Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông tên làm Khẩm, con trưởng Thánh Tông, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất. Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Ông làm vua 14 năm (1279 - 1293). Trong thời gian ấy, đất nước Đại Việt đứng trước thử thách ghê gớm: hiểm họa xâm lược lần thứ 2 và thứ 3 của giặc Nguyên-Mông. Trong 2 lần kháng chiến, Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ "kết chặt lòng dân", lãnh đạo. | Vua Trần Nhân Tông T rần Nhân Tông tên làm Kham con trưởng Thánh Tông sinh năm 1258 đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất. Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Ông làm vua 14 năm 1279 - 1293 . Trong thời gian ấy đất nước Đại Việt đứng trước thử thách ghê gớm hiểm họa xâm lược lần thứ 2 và thứ 3 của giặc Nguyên-Mông. Trong 2 lần kháng chiến Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi huy hoàng. Qua 2 cuộc kháng chiến Trần Nhân Tông đã tỏ rõ ông vừa là nhà chiến lược tài giỏi vừa là vị tướng cầm quân dũng cảm ngoài chiến trường. Chính vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến năm 1285 khi quân ta đang còn ở thế không cân sức với đối phương Trần Nhân Tông đã viết lên đuôi chiến thuyền 2 câu thơ đầy khí phách và niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của quân ta Cối kê cựu sự quân tu ký Hoan diễn do tồn thập vạn binh. Cối Kê chuyện cũ ngươi nên nhớ Hoan Diễn đang còn chục vạn quân . Hai câu thơ này cùng với hai câu Nhân Tông viết bên lăng Trần Thái Tông tại Long Hưng Thái Bình lúc làm lễ dâng tù binh mừng chiến thắng lần thứ ba Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Xã tắc hai lần lao ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng. đã đi vào lịch sử như một ký ức bất diệt về chiến công bình Nguyên năm 1285 và 1288 trong đó Nhân Tông là vị chủ soái. Khi nhìn nhận nguyên nhân thắng lợi nhà Trần đã giành được trong sự nghiệp cứu nước. Trần Nhân Tông đã đánh giá cao vai trò của nhân dân lao động thời đó sử cũ chép là gia nô gia đồng . Ông cho rằng chính họ mới là những người trung thành với đất nước khi có giặc ngoại xâm. Đại Việt sử ký toàn thư chép Vua Nhân Tông ngự chơi bên ngoài giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu tất gọi rõ tên mà hỏi Chủ mày đâu và dặn dò các vệ sĩ không được thét đuổi. Khi về cung vua bảo các quan hầu cận rằng Ngày thường có kẻ hầu cận hai bên lúc Nhà nước hoạn nạn thì chỉ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN