tailieunhanh - Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh- một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng thế giới, quan tâm nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn xem trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, do đó, rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng. | Một tờ báo nước ngoài đã viết “ Đằng sau cái cốt cách dịu dàng của Cụ Hồ là một ý chí sắt thép. Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi anh hùng không có gì uy hiếp nổi”. Đúng vậy, ở Hồ Chí Minh người ta tiềm thấy chân dung một con Người rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường, nhưng lại toát lên những phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, một tinh thần quật khởi anh hùng, một ý chí sắt thép của một người lãnh tụ cách mạng vĩ đại đã suốt đời đấu tranh cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Phải khẳng định rằng, những phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh đã nâng tầm thành hệ tư tưởng đạo đức kế thừa được truyền thống đạo đức dân tộc, kết hợp với tinh hoa đạo đức nhân loại, lấy đạo đức cộng sản Mác-Leenin làm cốt lõi. Tư tưởng đạo đức mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn. Đặc biệt là đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn nước nhà bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế toàn cầu hóa, đã và đang mang lại những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cần được giả quyết. Nhất là vấn đề sự nghiệp giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, cho các cán bộ đảng viên, cho mọi người dân Việt Nam. Hơn lúc nào hết, vấn đề giáo dục đạo đức đã trở thành một bài toán khó cho Đảng và nhà nước, một vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Mà để giải quyết được bài toán ấy không phải là dễ, nhưng cũng không phải là khó nếu mỗi người dân Việt Nam, nhất là mỗi sinh viên chúng ta – thế hệ rường cột tương lai của nước nhà, tự mình ý thức được vai trò của đạo đức, rèn luyện, tu dưỡng theo tư tưởng đạo đức của Người, nói cách khác, trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết tự “xoá đói về thông tin, về trí tuệ”, phải biết tự “xoá nghèo về nhân cách và đạo đức làm người” để thực sự trở thành những công dân vừa “hồng” vừa “chuyên” nhằm xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ đã từng mong đợi.
đang nạp các trang xem trước