tailieunhanh - Bà Đen và sự giao thoa tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh

Bài viết Bà Đen và sự giao thoa tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh trình bày các nội dung: Vùng núi Bà Đen – vùng núi đa tộc người, đa tôn giáo và tín ngưỡng; Vị thần chủ trên vùng núi thiêng; Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen) – biểu tượng của sự giao thoa tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng núi thiêng của tỉnh Tây Ninh. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 2021 77 LÊ BÁ VƯƠNG BÀ ĐEN VÀ SỰ GIAO THOA TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG Ở VÙNG NÚI BÀ ĐEN TỈNH TÂY NINH Tóm tắt Vùng núi Bà Đen của tỉnh Tây Ninh ngày nay là nơi có nhiều nhóm tộc người tụ cư. Trong quá trình vận động của lịch sử ở đây đã diễn ra sự giao thoa hỗn dung giữa nhiều lớp tôn giáo tín ngưỡng tạo ra tính đa dạng văn hóa đặc sắc. Núi Bà Đen được coi như một trong những thánh địa lớn và Bà Đen vị thần chủ trên ngọn núi thiêng này trở thành biểu tượng của sự giao thoa hỗn dung văn hóa nói chung và tôn giáo tín ngưỡng nói riêng. Từ khóa Tôn giáo tín ngưỡng Bà Đen Linh Sơn Thánh Mẫu Bà Chúa Xứ Tây Ninh. 1. Vùng núi Bà Đen vùng núi đa tộc người đa tôn giáo và tín ngưỡng Vùng núi Bà Đen hiện nay thuộc tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Thời kỳ cổ trung đại phần lớn đất đai của Tây Ninh vẫn còn hoang hóa. Ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí phần nào cho chúng ta cảm nhận về điều này Gò đồi trùng điệp rừng rú liền dăng cây cối cao lớn chọc trời rậm rạp hàng vài trăm dặm 1. Chính thực tế đó mà vùng đất này được đặt cái tên Romdum Ray Chuồng Voi . Từ thế kỷ XVII nơi đây trở thành địa bàn quy tụ nhiều nhóm cư dân tới khai hoang lập nghiệp. Theo đó người Việt đến cộng cư với một bộ phận người bản địa khai phá vùng đất Tây Ninh chủ yếu là các vùng đất ở phía nam tương ứng với các huyện Trảng Bàng và Gò Dầu ngày nay . Huỳnh Minh khẳng định Từ Phiên Trấn dinh người Việt tập trung ở đây đã rất đông đảo rồi đi dần lên hướng bắc Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài 28 9 2020 Ngày biên tập 15 01 2021 Duyệt đăng 22 02 2021. 78 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2021 qua vùng Hóc Môn Củ Chi ngày nay đến vùng Trảng Bàng lên Gò Dầu Hạ đến tận vùng chân núi Bà Đen 2. Đất Tây Ninh thời điểm này gồm đạo Quang Hóa và Quang Phong được tích hợp vào huyện Phúc Long trực thuộc dinh Phiên Trấn của Đàng Trong. Giữa thế kỷ XVIII vua Nặc Nguyên của nước Chân Lạp một vài lần có đem quân tấn công người Chăm ở khu vực Bình Thuận và miền Đông Nam Bộ ngày nay. Trước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN