tailieunhanh - Những biến động chính trị tại Hồng Kông: Phần 2

Cuốn sách "Về vấn đề biến động chính trị tại Hồng Kông" góp phần cung cấp thông tin, luận giải những vận động chính trị của Hồng Kông trong hiện tại và tương lai, nhìn nhận những tác động đối với an ninh, phát triển của đặc khu này, từ đó đưa ra một số định hướng chính sách đối với Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây! | -97- -98- Trước hết người dân Hồng Kông muốn duy trì mô hình Một nước hai chế độ kể cả sau khi mô hình này hết hiệu lực vào năm 2047 nếu có thể bởi nó cho phép họ điều hành thành phố của họ với mức độ tự trị cao theo quy định của Luật cơ bản - tiểu Hiến pháp sau năm 2047. Đó cũng là mục tiêu của các cuộc biểu tình trong hơn một năm qua1. Thứ hai người dân Hồng Kông muốn một chính quyền có trách nhiệm hơn nhằm giải quyết các vấn đề như giá nhà ở quá đắt đỏ và sự dịch chuyển xã hội bị chững lại2. Chính sách của chính quyền Hồng Kông hiện nay chỉ nhằm thỏa mãn tầng lớp thượng lưu trong giới doanh nghiệp và sự hài lòng của Chính phủ Trung ương. Người Hồng Kông nhận thức phổ biến rằng quyền phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử 1. Hồng Kông sau 1 năm áp dụng Luật an ninh quốc gia Tlđd. 2. Liệu Hồng Kông Trung Quốc có tái bùng phát làn sóng di cư mới Tlđd. -99- trưởng đặc khu và các ủy viên Hội đồng Lập pháp sẽ mang lại cho họ một chính phủ vì nhân dân. Họ nhấn mạnh quyền phổ thông đầu phiếu cũng được quy định trong Luật cơ bản. Đa số người Hồng Kông băn khoăn tới ba điểm sau 1 Mô hình Một nước hai chế độ được xem là một điều tốt đẹp tính đến thời điểm này nhưng có được duy trì thực chất đến năm 2047 hoặc xa hơn nữa hay chỉ tồn tại hình thức Trên thực tế quyền tự trị của Hồng Kông không đầy đủ Chính phủ Trung ương thông qua các cơ quan nằm tại Hồng Kông và thông qua chính quyền Hồng Kông vẫn nắm mọi thứ tự trị chỉ là tấm bình phong 1. Việc người Hồng Kông quản lý Hồng Kông trên thực tế không tồn tại quận Tây nơi đặt Văn phòng liên lạc của Chính phủ Trung ương mới là lực lượng quản lý các quyết sách của Hồng Kông. Hồng Kông đã bị đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Nhóm điều phối vấn đề Hồng Kông và Ma Cao. Nhóm này do Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hàn Chính chủ trì gồm các thành viên Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Đinh Tiết Tường Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Dương Khiết Trì Trưởng Ban Công tác mặt trận thống nhất Trung .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.