tailieunhanh - Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Công pháp quốc tế (Quyển 2)" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung chính về: Luật môi trường quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; Trách nhiệm pháp lý quốc tế; . Mời các bạn cùng tham khảo! | CHƯƠNG XI LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ So với những ngành truyền thống của luật quốc tế những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế về môi trường còn khá mới mẻ. Mặc dầu vậy nhận thức về môi trường và tầm quan trọng của môi trường bảo vệ và gìn giữ môi trường của nhân loại là mối quan tâm lớn của cộng đông quốc tê. Nghiên cứu luật môi trường quốc tế đang trở thành một xu thế phát triển của khoa học luật quốc tế ngày nay. Chương này nghiên cửu trước hết những vấn đề cơ bản về luật môi trường quốc tế bao gồm sự hình thành và phát triển chủ thể nguồn và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật này. Phần tiếp theo của chương này giới thiệu những lĩnh vực điều chỉnh cơ bản của luật môi trường quốc tế bao gồm lĩnh vực bảo vệ môi trường biển bảo vệ khí quyển đa dạng sinh học kiểm soát quốc tế đối với các chất và chất thải nguy hại. I. KHÁI QUÁT VÈ LUẬT MÔI TRƯỜNG QUÓC TÉ . Khái niệm luật môi trường quốc tế So với các ngành luật độc lập khác trong hệ thống pháp luật quốc tế như luật biển quốc tế luật ngoại giao và lãnh sự hay luật quốc tế về quyền con người luật môi trường quốc tế là một ngành luật mới mẻ. Khái niệm về một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh vấn đề môi trường ở phạm vi toàn cầu chỉ được đê cập đến kể từ thế kỷ thứ 19. Bên cạnh đó cho đến nay vẫn chưa có một thiết chế toàn cầu để điều chinh các vấn đê môi trường ví dụ như Tổ chức Thương mại thế giới WTO hay một cơ quan giải quyết tranh 1 1 Catherine Redwell International environmental law trong Malcolm D Evans ed International law 3rd ed 2010 tr. 689. 200 chấp về vấn đề này tương tự như cơ quan giải quyết tranh chấp quôc tê của WTO hoặc Tòa Trọng tài để giải quyết các tranh chấp quốc tế về luật biển . Mặc dù vậy luật môi trường quốc tế đảm bảo các tiêu chí của một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế. Điều này thể hiện ở sự thống nhất về chủ thể nguồn và phương pháp điều chỉnh về đối tượng điều chỉnh luật môi trường quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia và chủ thể khác của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN