tailieunhanh - SO SÁNH NHO GIÁO VIỆT NAM VÀ NHO GIÁO NHẬT BẢN

SO SÁNH NHO GIÁO VIỆT NAM VÀ NHO GIÁO NHẬT BẢN . Quá trình lịch sử tương cận: Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam và Nhật Bản có những nét gần giống nhau. Điều ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là do nhu cầu trong nước và ảnh hưởng của Trung Quốc: | SO SÁNH NHO GIÁO VIỆT NAM VÀ NHO GIÁO NHẬT BẢN 1. Quá trình lịch sử tương cận Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam và Nhật Bản có những nét gần giống nhau. Điều ấy có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là do nhu cầu trong nước và ảnh hưởng của Trung Quốc - Nho giáo được du nhập vào Việt Nam và Nhật Bản đều vào khoảng những thế kỷ sau công nguyên trước hết do sự truyền bá của các học giả nước ngoài. Ở Việt Nam khoảng với vai trò của Nhâm Diên Sĩ Nhiếp ở Nhật vào khoảng với vai trò của 2 nhóm sử Đông Văn Tây Văn nhất là của học giả Vương Nhân và các Ngũ kinh bác sĩ sau ông. - Nho giáo phát triển mạnh hơn vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập thống nhất. Trong giai đoạn Sơ kỳ trung đại ở Việt Nam - XII ở Nhật Bản Nho giáo cả hai nước đều nằm trong cấu trúc Tam giáo với vai trò ưu thắng của Phật giáo. Nho giáo được dùng vào việc tổ chức nhà nước xây dựng lòng trung thành đối với quân vương và ý thức đạo đức cá nhân khác. Sự phổ biến của Nho giáo ở cả hai nước đều chỉ hạn hẹp xung quanh cơ quan giáo dục cao nhất là Quốc Tử Giám ở Việt Nam Đại Học Liêu ở Nhật Bản và một vài trường tư hay chùa chiền khác. Nho giáo vẫn chưa tách ra khỏi nhà chùa người nghiên cứu Nho giáo chủ yếu là các nhà sư. Sau đó diễn ra quá trình tách rời Nho với Phật nói theo cách nói Nhật Bản là Nho Phật phân ly . - Chu Tử học đến Việt Nam và Nhật Bản đều vào khoảng sau khi nhà Nam Tống sụp đổ và nhà Nguyên lên thay. Người du nhập Chu Tử học vào VN là Chu Văn An tác giả của bộ sách giải thích sách Tứ thư do Chu Hy biên soạn Tứ thư thuyết ước. Người du nhập Chu Tử học vào Nhật Bản là nhà sư triều Nguyên Nhất Sơn Nhất Ninh người đã chú giải sách Chu Tử học ở Nhật Bản. - Việt Nam và Nhật Bản đều trải qua giai đoạn phát triển điển hình của chế độ phong kiến mà chúng tôi gọi là Trung kỳ trung đại. Trong giai đoạn này ở Việt Nam Chu Tử học lên địa vị cao nhất quốc giáo cùng với vai trò quan trọng của tầng lớp sĩ đại phu xung quanh triều đình. Ở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN