tailieunhanh - Đánh giá hiện trạng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động nông nghiệp tại xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Bài viết Đánh giá hiện trạng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động nông nghiệp tại xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trình bày hiện trạng thực hiện các mô hình liên quan đến kinh tế tuần hoàn tại xã Trịnh Xá; Đề xuất giải pháp phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động nông nghiệp. | Nghiên cứu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ TRỊNH XÁ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ TỈNH HÀ NAM Phạm Thị Mai Thảo Mai Đình Khải Vũ Văn Doanh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Bằng phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân sản xuất lúa và chăn nuôi lợn tại xã Trịnh Xá đã và đang áp dụng các phương thức sản xuất liên quan đến kinh tế tuần hoàn. Các mô hình liên quan đến kinh tế tuần hoàn tại xã Trịnh Xá đối với hoạt động trồng lúa gồm có 2 mô hình là mô hình Lúa - Phân bón Mô hình Lúa - Gia súc và 3 mô hình liên quan đến hoạt động chăn nuôi gồm mô hình Lợn - Ao cá Mô hình Lợn - Lúa Mô hình Lợn - Nhiên liệu phục vụ sinh hoạt - Trồng trọt. Các mô hình đã và đang mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội môi trường cho người dân địa phương tuy nhiên tỷ lệ áp dụng còn rất thấp chỉ chiếm 13 7 đối với trồng lúa và 37 5 đối với chăn nuôi. Thông qua kết quả phỏng vấn về nhu cầu muốn được hướng dẫn tập huấn về các mô hình tuần hoàn áp dụng trong chăn nuôi lợn trồng lúa nghiên cứu đã đề xuất các hoạt động mà chính quyền địa phương xã Trịnh Xá cần thực hiện để từng bước xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn bao gồm xây dựng cơ chế khuyến khích thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tuyên truyền tập huấn cho người dân về các bước thực hiện các giải pháp kỹ thuật thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Riêng giải pháp kỹ thuật ngoài đề xuất nhân rộng mô hình hiện đang được áp dụng nghiên cứu cũng đã đề xuất mô hình Rơm - Trồng nấm rơm - Phân bón cho các hộ trồng lúa nhằm tối đa hoá sử dụng rơm rạ phát sinh giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường do hoạt động đốt rơm rạ sau thu hoạch. Đối với chăn nuôi nghiên cứu đề xuất phát triển Mô hình Chăn nuôi lợn - Nhiên liệu phục vụ sinh hoạt - Phân bón hữu cơ nhằm xử lý triệt để chất thải phát sinh trong ngành chăn nuôi lợn bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí trong đun nấu sinh hoạt cũng như trong việc mua phân bón cho cây .