tailieunhanh - Mô hình phân cấp thứ bậc (AHP): Ứng dụng trong xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm với xâm nhập mặn

Nghiên cứu "Mô hình phân cấp thứ bậc (AHP): Ứng dụng trong xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm với xâm nhập mặn" nhằm ứng dụng AHP vào mô hình GALDIT, với sáu yếu tố ảnh hưởng, một thang đo mức độ dễ bị tổn thương về xâm nhập mặn đã được thành lập cho khu vực. Từ đó có thể xem xét để đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau đối với xâm nhập mặn. Mời các bạn cùng tham khảo! | 628 MÔ HÌNH PHÂN CẤP THỨ BẬC AHP ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NHẠY CẢM VỚI XÂM NHẬP MẶN Phạm Thị Việt Nga Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tƣợng xâm nhập mặn ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Việc phân tích và thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm với xâm nhập mặn là rất quan trọng và có ý nghĩa trong quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất cho khu vực. Mô hình phân tích thứ bậc AHP là một công cụ hỗ trợ ra quyết định đa chỉ tiêu nó có thể kết hợp hiệu quả với ArcGIS để giải quyết các bài toán liên quan đến phân tích dữ liệu không gian phục vụ việc thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm xâm nhập mặn. Ứng dụng AHP vào mô hình GALDIT với sáu yếu tố ảnh hƣởng một thang đo mức độ dễ bị tổn thƣơng về xâm nhập mặn đã đƣợc thành lập cho khu vực. Từ đó có thể xem xét để đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau đối với xâm nhập mặn. Từ khóa Ứng dụng AHP xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Đặt vấn đề Hiện nay hiện tƣợng xâm nhập mặn vào các tầng chứa nƣớc ven biển là một vấn đề toàn cầu và ngày càng trầm trọng hơn do nƣớc biển dâng biến đổi khí hậu cũng nhƣ quá trình khai thác nguồn nƣớc ngầm ven biển. Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL của Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tƣợng xâm nhập mặn ngày càng phức tạp bất thƣờng Cục Thông tin và Khoa học 2016 . Xâm nhập mặn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống ngƣời dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm với xâm nhập mặn cho ĐBSCL là cần thiết để có thể đối phó và thích ứng với hiện tƣợng này cũng nhƣ hỗ trợ các nhà quản lý trong hoạch định chính sách và quy hoạch vùng. Để thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm với xâm nhập mặn mô hình GALDIT đƣợc lựa chọn. Đây là một trong những hệ thống đánh giá và xếp hạng tính dễ bị tổn thƣơng của tầng chứa nƣớc đối với sự xâm nhập của nƣớc biển đƣợc tính toán từ các đặc điểm địa chất thủy văn địa hình và đặc điểm của tầng chứa nƣớc Chachadi AG Lobo Ferreira 2001 2005 . .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN