tailieunhanh - Ứng dụng công nghệ số hóa di tích lịch sử trong tổ chức dạy học tác phẩm truyền thuyết dân gian

Nghiên cứu "Ứng dụng công nghệ số hóa di tích lịch sử trong tổ chức dạy học tác phẩm truyền thuyết dân gian" cho thấy, học sinh hứng thú với sản phẩm số hóa được thực hiện và mong muốn giáo viên sẽ sử dụng nhiều lần trong thời gian tới. Đây là căn cứ để các trường có thể xây dựng một đề án thực hiện cho việc giảng dạy nâng cao kết quả học tập cho người học. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI Journal of Education Management 2023 Vol. 15 No. 5 pp. 26-31 This paper is available online at http ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ HÓA DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC PHẨM TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN Nguyễn Đức Can1 Tóm tắt. Trong xu thế hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ tạo hứng thú trong học tập môn Ngữ văn mà còn có ích trong đời sống thực tiễn khi mà thế kỉ 21 nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đang phát triển mạnh mẽ như vũ học dân gian nói chung truyền thuyết nói riêng được cho là kho trí tuệ chứa đựng nếp sống phong tục tư tưởng và những bài học giá trị về cuộc sống của người dân. Xu thế ứng dụng công nghệ số hóa di tích lịch sử trong tổ chức dạy học tác phẩm truyền thuyết dân gian đang là giải pháp ưu thế góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nội dung và phương pháp giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh hứng thú với sản phẩm số hóa được thực hiện và mong muốn giáo viên sẽ sử dụng nhiều lần trong thời gian tới. Đây là căn cứ để các trường có thể xây dựng một đề án thực hiện cho việc giảng dạy nâng cao kết quả học tập cho người học. Từ khóa Số hóa di tích lích sử tổ chức dạy học truyền thuyết phương pháp trực quan. 1. Đặt vấn đề Với một đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển như Việt Nam việc phát triển giáo dục đi liền với tích hợp của khoa học công nghệ luôn được chú trọng là quốc sách hàng đầu nhằm đáp ứng đòi hỏi cuộc Cách mạng công nghiệp . Đối với lĩnh vực giáo dục nhận thấy văn học dân gian VHDG là một bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam là sản phẩm chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc phản ánh những nếp sống phong tục tập quán của cha ông từ thuở sơ khai. Trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông số lượng tác phẩm VHDG chiếm dung lượng không nhỏ bao gồm sử thi truyện cổ tích truyền thuyết ca dao truyện cười. Hiện nay giáo viên GV vẫn thường chỉ tập trung giảng dạy tác phẩm truyền thuyết theo hướng một tác phẩm tự sự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN