tailieunhanh - Quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu này xác định khung lí luận, quy trình quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học dựa trên cơ sở tiếp cận hoạt động đào tạo theo quá trình và hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Nghiên cứu đề xuất thang đo để các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá, đối sánh hoạt động đào tạo, làm cở sở cho việc đổi mới hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI Journal of Education Management 2022 Vol. 14 No. 11 pp. 11-18 This paper is available online at http QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Phạm Ngọc Long1 Tóm tắt. Nghiên cứu này xác định khung lí luận quy trình quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học dựa trên cơ sở tiếp cận hoạt động đào tạo theo quá trình và hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Nghiên cứu đề xuất thang đo để các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá đối sánh hoạt động đào tạo làm cở sở cho việc đổi mới hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Từ khóa Hoạt động đào tạo quy trình quản lý quản lý đầu vào quản lý dạy học quản lý đầu ra. 1. Đặt vấn đề Đảm bảo chất lượng là xu hướng mạnh mẽ tất yếu gắn liền với xu thế tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Thực hiện đảm bảo chất lượng một mặt là cách thức để các trường đại học chứng minh được năng lực của nhà trường trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu khách hàng mặt khác là công cụ hiệu quả để thu hút người học nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơ sở đào tạo khác. Hoạt động đảm bảo chất lượng là yêu cầu bắt buộc đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của trường đại học. Đào tạo là hoạt động cốt yếu đối với trường đại học do đó quản lý hoạt động đào tạo trong trường đại học cần thực hiện theo hướng đảm bảo chất lượng với mức độ ngày càng được nâng cao trên cơ sở những áp dụng mô hình quản lý chất lượng phù hợp. 2. Các khái niệm cơ bản . Hoạt động đào tạo Hoạt động đào tạo được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau từ cách tiếp cận quá trình hoặc tiếp cận thành tố. Tiếp cận quá trình được khởi nguồn từ nghiên cứu của Jaap Scheerens 1990 đề xuất mô hình CIPO Bối cảnh - Đầu vào - Quá trình - Đầu ra .Mô hình này được UNESCO phát triển thành 5 yếu tố đặc điểm người học đầu vào dạy và học đầu ra và bối cảnh 16 . Tác giả Nguyễn Văn Tuấn xem đào tạo đại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN