tailieunhanh - Phân cấp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học tại tỉnh Cao Bằng: Cơ sở pháp lý và thực tiễn

Phân cấp Quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục bậc tiểu học nói riêng là vấn đề quan trọng trong đổi mới Quản lý giáo dục hiện nay. Trước yêu cầu của đổi mới dạy và học, đặt ra những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên Tiểu học, nguồn nhân lực mới được hình thành của bậc tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết! | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI Journal of Education Management 2022 Vol. 14 No. 7 pp. 1-8 This paper is available online at http PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI TỈNH CAO BẰNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN Nguyễn Thị Thu Hằng1 Đàm Thị Trung Thu2 Tóm tắt. Phân cấp Quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục bậc tiểu học nói riêng là vấn đề quan trọng trong đổi mới Quản lý giáo dục hiện nay. Trước yêu cầu của đổi mới dạy và học đặt ra những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên Tiểu học nguồn nhân lực mới được hình thành của bậc tiểu học. Môi trường giáo dục mới chủ trương đổi mới Quản lý giáo dục cũng đang đặt ra cho giáo viên Tiểu học những yêu cầu mới về phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học xây dựng môi trường văn hóa và môi trường phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học. Thực tiễn đó đòi hỏi cần phải có các công trình nghiên cứu đánh giá lại cơ sở pháp lý phân cấp quản lý giáo viên đã có kết quả và những hạn chế gì kể từ khi quyết định phân cấp quản lý có hiệu lực. Có như vậy thì công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học mới đạt được mục tiêu như mục đích của cơ sở pháp lý phân cấp quản lý. Từ khóa Phân cấp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học thực tiễn. 1. Đặt vấn đề Phân cấp quản lý giáo dục ở Việt Nam được gắn với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Về quản lý giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo Luật Giáo dục 2019 và thông tư số 28 2020 TT-BGDĐT về Ban hành Điều lệ Trường tiểu học 8 và Nghị định số 127 2018 NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục 11 . Theo đó Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và tiêu chuẩn hóa nhà giáo. Cụ thể Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức quản lý thống nhất việc đào tạo bồi dưỡng sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học theo mục tiêu chương trình nội dung đào tạo cho các loại hình trường lớp quốc lập dân lập tư thục. Bộ phối hợp với cơ quan liên quan .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN