tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” nhằm mục đích phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY Chuyên ngành Quản lý công Mã số 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI 2022 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Nguyễn Đình Cung 2. . Nguyễn Bá Chiến Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp . Nhà Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian vào hồi giờ . ngày tháng . năm Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể chế kinh tế nói chung và thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước DNNN nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cải cách thể chế kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế đối với khu vực DNNN xuất phát từ thực tế khu vực này nắm một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế được ưu tiên những điều kiện tốt nhất để phát triển và đuợc coi là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ dẫn dắt tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế Hiến pháp 2013 . Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính chất minh bạch công bằng và tự do trong các giao dịch quốc tế. Trong điều kiện tại Việt Nam với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế một yêu cầu đặt ra là cần thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các chủ thể kinh doanh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với việc tham gia ký kết phê chuẩn 15 Hiệp định thương mại tự do FTA trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP Hiệp định

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN