tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

Luận án "Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non, đề tài đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc. | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ THANH HUỆ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ngành Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số 9140102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2023 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học . NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại trường ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm số - Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Sư phạm ĐH Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Chương trình giáo dục mầm non luôn được phát triển thường xuyên để phù hợp với thực tiễn góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới giáo dục tiến sang một giai đoạn mới - theo triết lí giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho trẻ em. Một trong những điểm mới quan trọng của chương trình là yêu cầu về nội dung cần gắn với cuộc sống hiện thực và kinh nghiệm của trẻ phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ. Từ đó giáo viên có thể thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trẻ từng vùng và địa phương. . Trong xu thế đổi mới giáo dục đó tổ chức các hoạt động ở trường mầm non theo tiếp cận trải nghiệm trở thành một yêu cầu tất yếu bởi trải nghiệm chính là quá trình nhận thức khám phá đối tượng trực tiếp bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài nhìn sờ nếm ngửi. và các quá trình tâm lí bên trong chú ý ghi nhớ tư duy tưởng tượng nên phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ. Giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm giúp trẻ phát huy tính tích cực tự giác tự chủ từ đó chiếm lĩnh được tri thức và phát triển

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN