tailieunhanh - Vai trò của quy chuẩn trong việc giải thích hành vi tiết kiệm điện của cá nhân tại môi trường làm việc

Bài viết Vai trò của quy chuẩn trong việc giải thích hành vi tiết kiệm điện của cá nhân tại môi trường làm việc nghiên cứu vận dụng mô hình TPB mở rộng để khám phá và giải thích các biến số bổ sung gồm quy chuẩn đạo đức cá nhân và quy chuẩn hình mẫu bên cạnh các biến số trong mô hình TPB gốc để kiểm tra mối quan hệ tác động đến ý định tiết kiệm điện của cá nhân tại môi trường làm việc. | VAI TRÒ CỦA QUY CHUẨN TRONG VIỆC GIẢI THÍCH HÀNH VI TIẾT KIỆM ĐIỆN CỦA CÁ NHÂN TẠI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Nha Trang Email ngant@ Mã bài JED - 348 Ngày nhận bài 11 08 2021 Ngày nhận bài sửa 3 11 2021 Ngày duyệt đăng 16 5 2022 Tóm tắt Nghiên cứu vận dụng mô hình TPB mở rộng để khám phá và giải thích các biến số bổ sung gồm quy chuẩn đạo đức cá nhân và quy chuẩn hình mẫu bên cạnh các biến số trong mô hình TPB gốc để kiểm tra mối quan hệ tác động đến ý định tiết kiệm điện của cá nhân tại môi trường làm việc. Kỹ thuật PLS-SEM được sử dụng trong nghiên cứu để kiểm định giả thuyết dựa trên cỡ mẫu 334 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến số trong mô hình nghiên cứu đều được ủng hộ bởi dữ liệu và việc bổ sung biến quy chuẩn đạo đức cá nhân và quy chuẩn hình mẫu làm gia tăng khả năng dự đoán của mô hình TPB mở rộng trong việc giải thích ý định tiết kiệm điện. Kết quả nghiên cứu này được kỳ vọng đóng góp thông tin hữu ích trên cơ sở đó đề xuất hàm ý chính sách hiệu quả tiết kiệm điện của cá nhân tại môi trường làm việc. Từ khóa Thuyết hành vi dự định Quy chuẩn đạo đức Quy chuẩn hình mẫu Ý định tiết kiệm điện. Mã JEL D12 D14 E21 The Roles of Norms in Explaining Individual Electricity Saving Behavior at Workplaces Abstract The study applies the extended TPB model to discover and explain additional variables including personal moral norm and descriptive norm besides the variables in the original TPB model to test the relationship influence on the intention to save electricity of individuals in the workplaces. PLS-SEM technique was used in this study to test the hypothesis based on a sample size of 334 observations. Research results show that the variables in the research model are supported by the data and the addition of personal moral norm and descriptive norm increases the predictive power of the extended TPB model in explaining electricity saving intention. The results of this study are expected to contribute useful information

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN