tailieunhanh - Ebook Quan điểm vượt thời đại trong Tư tưởng trị nước, an dân của Lê Thánh Tông - Giá trị kế thừa cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Quan điểm vượt thời đại trong Tư tưởng trị nước, an dân của Lê Thánh Tông - Giá trị kế thừa cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung: Kế thừa và phát triển tư tưởng “trị nước, an dân” của Lê Thánh Tông trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo. | Chương III KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC AN DÂN CỦA LÊ THÁNH TÔNG TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY I- KẾ THỪA BIỆN CHỨNG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC AN DÂN CỦA LÊ THÁNH TÔNG 1. Tính chất kế thừa biện chứng Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên xã hội và tư duy. Kế thừa là tất yếu khách quan và kế thừa phải qua gạn lọc đó là biện chứng của sự phát triển. Triết học Mác - Lênin khẳng định kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản phổ biến của phủ định biện chứng là sợi dây liên kết bền vững giữa cái mới và cái cũ giữa sự vật mới và sự vật cũ trên con đường phát triển. Đó là quá trình đấu tranh nhằm phát huy những yếu tố tích cực tiến bộ của cái cũ sự vật cũ để hình thành nên cái mới sự vật mới phát triển hơn. Chu trình 108 đó diễn ra thông qua sự lọc bỏ cái lỗi thời lạc hậu và giữ lại những hạt nhân hợp lý để bổ sung phát triển và tạo ra các giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thế giới hiện thực khách quan. Quá trình vận động phát triển của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan là trải qua những chu trình phủ định kế tiếp nhau. Sự phủ định đó không chỉ đơn thuần là thủ tiêu phá hủy cái cũ mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có của cái cũ để phát triển cao hơn tức là kế thừa . Trong quá trình phát triển giữa cái mới và cái cũ giữa sự vật mới và sự vật cũ luôn có mối liên hệ ràng buộc tương tác qua lại xâm nhập vào nhau chuyển hóa lẫn nhau và làm tiền đề của nhau. Cái cũ sự vật cũ khi mất đi không có nghĩa là mất đi hoàn toàn mà trong nó vẫn được bảo tồn và giữ lại những yếu tố tích cực những hạt nhân hợp lý để tạo tiền đề cơ sở nền tảng cho sự phát triển tiếp theo. Thực chất nó là mắt khâu trung gian liên hệ giữa cái cũ sự vật cũ với cái mới sự vật mới . Ngược lại cái mới phát triển cao hơn không phải từ hư vô trên mảnh đất trống không mà là kết quả phát triển hợp quy luật từ những gì hợp lý của cái cũ là kết quả của sự đấu tranh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN