tailieunhanh - Nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản, những giao thoa kỹ thuật đầu thế kỷ XX

Là hai quốc gia có nền nghệ thuật sơn mài phát triển lâu đời, với nhiều thành tựu nổi bật, Việt Nam và Nhật Bản có vị trí đặc biệt trên bản đồ sơn mài thế giới. Những manh mối ban đầu của sự giao thoa sơn mài Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX gợi mở hướng nghiên cứu khả năng tương thích, ứng dụng và vận dụng các kỹ thuật sơn mài Nhật Bản vào trong quá trình thể hiện tranh sơn mài bằng nguyên liệu sơn ta truyền thống, mang đến nhiều hiệu quả tạo hình mới mẻ, độc đáo. | VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT VIETNAM-JAPAN LACQUER ART AND ITS TECHNICAL INTERFACES OF THE EARLY 20TH CENTURY Trieu Khanh Tien Vietnam University of Fine Art Email tientrieukhac@ Received 25 8 2022 Reviewed 26 9 2022 Revised 03 10 2022 Accepted 25 10 2022 Released 30 10 2022 DOI https 2588-1264 73 As the two countries imbued with a long developed lacquer art background with many outstanding achievements Vietnam and Japan occupy a special position on the world map of lacquer. The initial clues of the Japanese-Vietnamese lacquer interference in the early twentieth century suggest a direction to study the compatibility and application of Japanese lacquer techniques in the process of creating lacquer paintings by traditional Vietnamese paint materials bringing many new and unique shaping effects . Key words Lacquer art lacquer technical interfaces Japanese lacquer Vietnamese lacquer. 1. Giới thiệu Hội họa sơn mài Việt Nam kể từ thời điểm ra đời năm 1932 đến nay đã trải qua gần một thế kỷ phát triển. Tranh sơn mài Việt Nam luôn được coi là một trong những ngôn ngữ tạo hình đặc trưng tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại1. Lịch sử phát triển của nghệ thuật sơn mài Nhật Bản và Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng đều khởi nguồn từ nghề sơn cổ truyền Trung Quốc. Trải qua nhiều biến đổi của lịch sử mỗi nước phát triển nghệ thuật sơn mài theo một hướng riêng phù hợp với tính chất đặc điểm của cây sơn và quan niệm về chuẩn mực thẩm mỹ riêng và đều đạt được những thành tựu nhất định. Tuy quy trình kỹ thuật và các phương pháp làm vóc quy trình làm sơn có nhiều điểm tương đồng nhưng hai nền nghệ thuật sơn mài của hai nước lại phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam dựa trên nền tảng làng nghề truyền thống đồng thời được hoàn thiện bởi tư duy nghệ thuật giàu sáng tạo của họa sĩ Việt Nam đã đưa sơn mài trở thành một ngôn ngữ hội hoạ độc đáo giàu bản sắc dân tộc. Trong khi đó nghệ thuật sơn mài Nhật 1 Nguyễn Văn Chiến 2002 Những tìm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.