tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định dị thường độ cao trên cơ sở kết hợp các dữ liệu mặt đất và vệ tinh, áp dụng cho khu vực miền Trung Việt Nam

Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu xác định dị thường độ cao trên cơ sở kết hợp các dữ liệu mặt đất và vệ tinh, áp dụng cho khu vực miền Trung Việt Nam" nhằm xác lập được cơ sở khoa học và phương pháp luận xác định dị thường độ cao trên cơ sở kết hợp các dữ liệu mặt đất và vệ tinh nói chung và thực nghiệm tính toán thành công cho khu vực miền Trung Việt Nam, nói riêng; lựa chọn được cơ sở toán học bao gồm hệ quy chiếu, hệ tọa độ và hệ triều thống nhất cho các loại dữ liệu được thu thập từ các nguồn gốc khác nhau, đảm bảo thuận tiện trong tính toán và đánh giá kết quả. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THÀNH LÊ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DỊ THƯỜNG ĐỘ CAO TRÊN CƠ SỞ KẾT HỢP CÁC DỮ LIỆU MẶT ĐẤT VÀ VỆ TINH ÁP DỤNG CHO KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM NGÀNH KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ MÃ SỐ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Trắc địa cao cấp Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS Nguyễn Văn Sáng Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2. GS. TS Bùi Tiến Diệu Trường Đại học Southeast Na Uy Phản biện 1 GS. TS Võ Chí Mỹ Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam Phản biện 2 TS Vũ Văn Đồng Cục Bản đồ - Bộ Tổng Tham mưu Phản biện 3 GS. TSKH Hoàng Ngọc Hà Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu xác định dị thường độ cao xây dựng mô hình Geoid Quasigeoid là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia khu vực và toàn cầu. Hiện nay nhờ có công nghệ GNSS việc xác định độ cao trắc địa có thể cho độ chính xác cao và rất cao nhưng với độ cao chuẩn đây vẫn còn là nhiệm vụ khó khăn vì việc xác định độ cao phải thực hiện trực tiếp trên bề mặt tự nhiên của Trái Đất. Theo lý thuyết mối liên hệ giữa Ellipsoid và bề mặt Quasigeoid chính là giá trị dị thường độ cao. Bài toán đặt ra nếu xác định được dị thường độ cao với độ chính xác cao và mật độ đủ dày khi đó hoàn toàn xác định được độ cao chuẩn của một điểm bất kỳ dựa trên mối liên hệ giữa độ cao trắc địa trên mặt Ellipsoid và giá trị dị thường độ cao. Như vậy bài toán xác định độ cao chuẩn so với mô hình Quasigeoid trở thành bài toán xác định dị thường độ cao trên phạm vi toàn lãnh thổ. Sóng Quasigeoid lại được chia ra thành các thành phần bước sóng dài trung ngắn và cực ngắn . Mỗi loại dữ liệu lại phản ánh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN