tailieunhanh - Ứng viên "nổi" - "chìm", sếp chọn ai?
Đâu phải ứng viên cứ làm "nổi" mình là tốt, cứ "chìm" là kém? Quan trọng là khi tham gia tuyển dụng, bạn "nổi", "chìm" ra sao. Hãy nghe hai nhà tuyển dụng chọn "thực đơn" riêng của họ. | Ứng viên “nổi” - “chìm”, sếp chọn ai? Đâu phải ứng viên cứ làm “nổi” mình là tốt, cứ “chìm” là kém? Quan trọng là khi tham gia tuyển dụng, bạn "nổi", "chìm" ra sao. Hãy nghe hai nhà tuyển dụng chọn “thực đơn” riêng của họ. 1. Khi nào chọn “nổi”, khi nào chọn “chìm”? Trần Thị Hương Lúa (TTHL), GĐ TT Vietnamnet Dalink: “Nổi - tức là cách họ chọn để thể hiện ra ngoài rõ nhất giá trị, năng lực bản thân. Bất kỳ vòng tuyển chọn nào cũng đòi hỏi ứng viên phải thể hiện hết khả năng đáp ứng của mình đối với công việc dự tuyển. Riêng công việc của Công ty tôi yêu cầu ứng viên phải nổi bật. Tôi đã từng gặp một vài trường hợp như thế. Ứng viên đó đã chủ động gửi hồ sơ bằng đĩa CD, hẹn gặp. không đợi đợt tuyển dụng của Công ty. Hiện họ làm việc rất hiệu quả. Lê Vĩnh Sơn (LVS), GĐ Công ty Bình nước Sơn Hà: “Tôi lại khác. Tôi cho rằng tìm được ứng viên “nổi” hiệu quả thực sự không nhiều. Nếu đi xin việc, có lẽ tôi không phải ứng viên “nổi”. Bởi tính cách tôi vốn không thích bề nổi, muốn thể hiện mình một cách “mưa dầm thấm đất”. Vì thế mà khi tuyển dụng, tôi không nghĩ các bạn có thể đánh bóng mình để nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, trong khi cái “chất”, cái “tạng” mình không thế.” 2. Nếu ứng viên “xạo”, bạn có biết được không? TTHL: “Tôi chắc chắn sẽ có nhiều ứng viên muốn “đánh bóng” mình trong mắt nhà tuyển dụng nhưng lại đi quá mức. Các bạn phải nhớ rằng, nhà tuyển dụng đủ kinh nghiệm và tinh nhạy để nhận ra đâu là ứng viên “xạo” ngay lập tức. Với tôi, từ vòng tuyển hồ sơ, có thể nhận biết qua: ngôn từ, cách hành văn, chính tả, lỗi soạn thảo văn bản - kiểu như cách chữ rồi mới đánh dấu phẩy. Đó là hồ sơ không chuyên nghiệp. Trong vòng hồ sơ có thể nhìn nhầm ứng viên “xạo” (nếu họ nhờ người làm hộ), nhưng phỏng vấn thì không thể nổi “giả tạo” được đâu”. LVS: “Một ứng viên “xạo” có thể thệ hiện ra khác với mình. Có những ứng viên “nổi” quá, cũng có người tỏ ra.”chìm” quá. Tôi nghĩ có thể nhìn là biết. Tốt nhất các bạn đừng mất công tỏ ra khác mình làm gì. 3. Nếu “chìm” nhưng lại là ứng viên tiềm năng thì sao? TTHL: “Có thể họ có năng lực nhưng không đánh bóng mình trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra một hồ sơ giản dị với thành tích tốt, hoặc nhận ra ứng viên kiệm lời nhưng có “chất”. Tuy nhiên, công ty tôi vẫn thích ứng viên biết thể hiện bản thân hơn”. LVS: “Giữa những hồ sơ, cuộc phỏng vấn na ná nhau thì thể hiện mình một cách “chìm”, biết đâu lại ấn tượng không kém gì “nổi”? Tôi vẫn nghĩ rằng có năng lực chưa đủ mà cũng cần biết marketing bản thân, hay làm “nổi” mình trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng phải giữ: tự tin, khiêm tốn, thận trọng; bằng không sẽ có giá trị ngược. Đó là ứng viên biết kết hợp “nổi” và “chìm”. 4. “Nổi” + “chìm” = ứng viên “chất”, đúng vậy không? TTHL: Một ứng viên “chất” bao giờ cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu trong bộ hồ sơ: đầy đủ tất cả các giấy tờ, xếp theo đúng thứ tự từ quan trọng nhất, CV thể hiện đúng bản thân và đủ khả năng đáp ứng công việc. Hiện nay, tôi thấy các bạn đã biết tổng hợp các loại CV chứ không chép máy móc một loại nào đó. Đây là tiêu chí sáng tạo. Thực ra tôi không đòi hỏi ứng viên phải thực sáng tạo trong cách làm hồ sơ. Tôi chỉ cần ứng viên biết mình cần phải làm gì để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, dù chìm hay nổi! Thậm chí, ứng viên nhờ người viết thư giới thiệu, xác nhận đã từng làm tốt tại tổ chức X trong khi thực tế không thế, tôi cũng chấp nhận. Một ứng viên như thế là ứng viên “chất” thực sự. LVS: Tôi cũng trọng một ứng viên biết kết hợp nổi, chìm để thành một ứng viên chất. Quan trọng hơn là anh ta phải nắm được nhà tuyển dụng và công việc đòi hỏi gì, mình đáp ứng được đến đâu; thể hiện những điều đó một cách thuyết phục. Như thế sẽ tạo “điểm nhấn” cho bản thân dù bằng cách nổi hay chìm. Theo Sinh Viên Việt Nam
đang nạp các trang xem trước