tailieunhanh - Bài giảng Mắt: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Mắt tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: đục thể thủy tinh; chẩn đoán các nguyên nhân gây đỏ mắt; viêm kết mạc cấp; bệnh mắt hột; viêm loét giác mạc; viêm màng bồ đào; bệnh glôcôm; chấn thương mắt; bỏng mắt; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | Bài 4 ĐỤC THỂ THỦY TINH MỤC TIÊU HỌC TẬP - Trình bày triệu chứng của bệnh đục thể thủy tinh. - Khám và phát hiện bệnh đục thể thủy tinh. - Tuyên truyền và vận động nhân dân đến khám mắt để phát hiện bệnh đục thể thủy tinh. 1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC ĐỤC THỂ THỦY TINH cương về thể thủy tinh Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ trong suốt hai mặt lồi. Về mặt khúc xạ có giá trị là 20D trong tổng công suất hội tụ của mắt. Kích thước dày khoảng 4mm đường kính ngang khoảng 9mm. Thể thủy tinh bình thường là một cấu trúc không có mạch máu và không mạch bạch huyết. Cấu trúc thể thủy tinh gồm 3 phần - Bao thể thủy tinh là màng ngoài cùng đó là màng bán thấm đối với nước và chất điện giải. - Nhân và vỏ ngay sau bao trước thể thủy tinh là một lớp đơn tế bào biểu mô đó là lớp tế bào biểu mô tăng sinh luôn sinh ra các sợi thể thủy tinh các tế bào không tự mất đi và những sợi mới sinh ra nhiều lên và dồn ép các sợi cũ sợi càng cũ thì càng nằm trung tâm hơn. Các sợi cũ nhất được sinh ra trong thời kỳ phôi thai tồn tại ở trung tâm của thể thủy tinh các sợi mới nhất ở ngoài cùngvà hình thành nên lớp vỏ thể thủy tinh. Ở điều kiện bình thường thể thủy tinh có - 65 nước - 35 Protein - Ít muối khoáng K Na Ca - Axít ascorbie Glutathione 64 Đục thể thủy tinh được hình thành do giảm sự cung cấp oxy giảm lượng prôtêin K và tăng lượng nước tăng nồng độ Na Ca axít ascorbic. Không còn Glutathion. Chức năng chủ yếu của thể thủy tinh là điều tiết làm cho mọi vật bất kỳ ở cự ly nào cũng có hình ảnh xuất hiện ở võng mạc nên nhìn xa và nhìn gần đều rõ. Khoảng 40 tuổi lực điều tiết giảm dần đưa đến tình trạng lão thị. lệ mắc bệnh đục thể thủy tinh Bốn nguyên nhân chủ yếu gây mù trên thế giới - Đục thể thủy tinh - Mắt hột - Onchocercose - Nhuyễn giác mạc do thiếu Vitamin A. Đặc điểm của đục thể thủy tinh - Là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. - Xuất hiện ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trên 50 tuổi. 50 từ 65 tuổi - gt 74 tuổi. 70 trên 75 tuổi. - Phụ nữ chiếm 2 3 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN