tailieunhanh - Bài giảng Lý thuyết dược lý 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Lý thuyết dược lý 1 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: thuốc kháng sinh kháng khuẩn; thuốc giảm đau; thuốc tác động trên hệ tiêu hóa; thuốc tác động trên hệ tim mạch; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | Bài 4 THUỐC KHÁNG SINH KHÁNG KHUẨN MỤC TIÊU 1. Phát biểu được định nghĩa kháng sinh tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn. 2. Trình bày được cơ chế tác dụng áp dụng điều trị và phân loại của nhóm β lactam. 3. Nêu được cơ chế tác dụng áp dụng điều trị và độc tính của nhóm aminoglycosid. 4. Trình bày được cơ chế tác dụng độc tính và áp dụng điều trị của kháng sinh nhóm cloramphenicol tetracyclin lincosamid và macrolid quinolon - 5 - nitro imidazol dẫn xuất nitrofuran và sulfamid. 5. Trình bày được những nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý. 6. Phân tích được những nguyên nhân gây thất bại trong việc dùng kháng sinh và cách khắc phục. 1. ĐẠI CƯƠNG . Định nghĩa Kỷ nguyên hiện đại của hoá trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra sulfonamid Domagk 1936 . quot Thời kỳ vàng son quot của kháng sinh bắt đầu từ khi sản xuất penicilin để dùng trong lâm sàng 1941 . Khi đó quot kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra vi khuẩn vi nấm có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác quot . Về sau với sự phát triển của khoa học người ta đã - Có thể tổng hợp bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên cloramphenicol . - Tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh sulfamid quinolon. - Chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư actinomycin . Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi quot Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hoá học bán tổng hợp tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn quot . Cơ chế tác dụng của kháng sinh Sơ đồ dưới đây chỉ rõ vị trí và cơ chế tác dụng chính của các kháng sinh trên vi khuẩn - 86 - Sơ đồ cơ chế tác động của các họ kháng sinh chính . Phổ kháng khuẩn Do kháng sinh có tác dụng theo cơ chế đặc hiệu nên mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định gọi là phổ kháng khuẩn của kháng sinh. . Tác dụng trên vi khuẩn Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gọi là kháng sinh kìm khuẩn .