tailieunhanh - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi tiêu thuế ở Việt Nam: Phần 2

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Chi tiêu thuế ở Việt Nam trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Ước tính chi tiêu thuế ở việt nam trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp; phân tích tác động ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán (CGE). Mời các bạn cùng tham khảo! | Ước tính chi tiêu thuế ở Việt Nam Chương 3 ƯỚC TÍNH CHI TIÊU THUẾ Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Chương 2 đã chỉ ra có ba phương pháp luận và ba cách tính toán để tính chi tiêu thuế theo kinh nghiệm quốc tế. Trong đó đơn giản nhất là tính toán chi tiêu thuế dựa trên phương pháp đo lường giảm thu ngân sách dùng hạch toán giản đơn. Chương này nghiên cứu sẽ tập trung vào ước tính chi tiêu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp trong chương này được gọi tắt là chi tiêu thuế ở Việt Nam dùng cách tính đơn giản nhất. Ngoài số liệu chi tiêu thuế chung nghiên cứu cũng tính chi tiêu thuế cho các nhóm doanh nghiệp được phân chia theo các tiêu chí khác nhau như quy mô lao động sở hữu tỷ lệ lao động nữ quy mô nguồn vốn xem chi tiết ở Phụ lục và hoạt động kinh tế theo phân ngành VSIC . Ngoài các số liệu ước tính về chi tiêu thuế chương này cũng đưa ra các con số về tỷ lệ số doanh nghiệp nộp thuế và thuế suất thực nộp của các nhóm doanh nghiệp. DẪN NHẬP Kể từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 Kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn đầy biến động với bất ổn kinh tế vĩ mô tăng cao và tăng trưởng kinh tế suy giảm rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đã giảm mạnh từ mức 7 3 trong giai đoạn 2000-2007 xuống còn 6 0 trong giai đoạn 2008-2017. Sự đóng băng của thị trường bất động sản và nợ xấu tăng mạnh cũng đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Thâm hụt ngân sách cũng tăng cao bình quân trên 6 GDP IMF 2017 và hệ quả là sự gia tăng mạnh trong mức nợ công luôn ở trên 60 GDP trong những năm gần đây. 37 CHI TIÊU THUẾ Ở VIỆT NAM Cũng theo IMF 2017 thu ngân sách đã giảm mạnh từ mức 27 3 GDP vào năm 2010 xuống còn 23 7 GDP vào năm 2016. Một trong những lý do dẫn đến thâm hụt ngân sách cao là sự sụt giảm nguồn thu ngân sách do sụt giảm nguồn thu từ thuế quan cũng như sự sụt giảm giá dầu thô. Bên cạnh đó xu hướng giảm thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tác động đáng kể đến nguồn thu ngân sách. Trong bối cảnh đó Chính phủ Việt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN