tailieunhanh - Giao thoa âm nhạc, múa Đại Việt - Chăm Pa qua nghệ thuật chạm khắc chùa Hoa Long

Hoa Long là ngôi chùa cổ thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa mang đậm kiến trúc, điêu khắc và văn hóa Phật giáo thời Trần. Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng với nghệ thuật tạo hình tinh xảo bằng chất liệu gỗ và đá độc đáo, in dấu văn hóa rõ nét giữa Đại Việt và Chăm pa. Chùa Hoa Long tựa như bông sen từ từ hé nở, khoe hương sắc, làm đẹp cho cõi Phật linh thiêng, huyền diệu. | VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT INTERFERENCE BETWEEN MUSIC AND DAI VIET - CHAMPA DANCE THROUGH THE CARVING ART AT HOA LONG PAGODA Hoang Ba Tuong Thanh Hoa Propaganda and Training Commission Email hoangtuongbtgth@ Received 10 01 2022 Reviewed 11 01 2022 Revised 15 01 2022 Accepted 18 01 2022 Released 25 01 2022 Hoa Long pagoda - an ancient pagoda imbued with bold Buddhist architecture sculpture and culture belonging to the Tran Dynasty - is located in Vinh Thinh commune Vinh Loc district Thanh Hoa province. Although the temple is small but carved with unique wood and stone materials clearly imprinting the Dai Viet - Champa culture. Hoa Long Pagoda is like a lotus that slowly opens and shows off its fragrance and beauty to the sacred and magical Buddha realm. Key words Hoa Long Pagoda carving art imprints of Dai Viet - Champa culture. 1. Giới thiệu Lịch sử đã từng in dấu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa tôn giáo tín ngưỡng giữa Đại Việt và Chăm pa trên đất xứ Thanh. Lần giở trong cổ sử cho thấy trong quá trình Nam tiến Lê Đại Hành Lê Thánh Tông Nguyễn Hoàng những người con Thanh Hóa đã từng hành binh bảo vệ miền biên viễn của quốc gia Đại Việt và đưa lưu dân Thanh Nghệ vào Chăm pa Lâm Ấp để khai khẩn đất đai lập nghiệp trên vùng đất mới. Trong quá trình tiếp xúc văn hoá tôn giáo Đại Việt đã có ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa tín ngưỡng Chăm pa và ngược lại. Cũng chi phối bởi quy luật giao lưu và tiếp biến văn hóa này thời Lý là triều đại thịnh trị đầu tiên về văn học nghệ thuật nền văn học nghệ thuật ít nhiều đã tiếp nhận ảnh hưởng nước láng giềng phương Nam là Phù Nam Chiêm Thành. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục trong số hơn quân dân Chiêm Thành bị bắt đưa về Thăng Long năm 1044 có một số người giỏi nghề ca múa khúc Tây Thiên mà sau này các sử gia triều Nguyễn gọi là âm thanh mất nước 1 . Trong những lần Nam tiến phạt Chiêm năm 1069 1074 triều đình nhà Lý đem theo về kinh đô nhiều nam nữ nghệ sĩ Chiêm Thành làm nhà riêng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.