tailieunhanh - Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại khoa Du lịch, Đại học Huế

Bài viết Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại khoa Du lịch, Đại học Huế nghiên cứu đề xuất các giải pháp bao gồm: (1) Phân bổ nội dung chương trình đào tạo dàn trải các học phần đại cương qua các kỳ; (2) Xen kẽ các học phần liên quan đến ngành và chuyên ngành để tạo hứng thú học cho sinh viên; . | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6D 2020 Tr. 99 117 DOI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI KHOA DU LỊCH ĐẠI HỌC HUẾ Lê Thị Phượng Uyên Nguyễn Thị Thanh Nga Lê Mạnh Hùng Khoa Du Lịch Đại học Huế 22 Lâm Hoằng Huế Việt Nam Tóm tắt. Chương trình đào tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của nguồn nhân lực lao động. Dựa trên các lý thuyết về chất lượng đào tạo các mô hình đánh giá chương trình đào tạo nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Khoa Du lịch về chất lượng chương trình. Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên đánh giá cao chất lượng chương trình đào tạo nhưng vẫn còn một số hạn chế như kiến thức đại cương và thực tập nghiệp vụ phân bổ chưa hợp lý kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học chưa cao và cần được khắc phục. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp bao gồm 1 Phân bổ nội dung chương trình đào tạo dàn trải các học phần đại cương qua các kỳ 2 Xen kẽ các học phần liên quan đến ngành và chuyên ngành để tạo hứng thú học cho sinh viên 3 Xem xét vấn đề giảm số tín chỉ học phần không liên quan đến ngành đào tạo ở phần đại cương 4 Tăng số tín chỉ cho thực tập nghiệp vụ tại doanh nghiệp nhiều hơn nữa nhằm hoàn thiện chất lượng chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Khoa Du lịch. Từ khóa chương trình đào tạo đánh giá chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Khoa Du lịch 1. Đặt vấn đề Khoa Du lịch Đại học Huế được thành lập từ tháng 1 2008 với 2 ngành đào tạo chính là ngành Quản trị kinh doanh và ngành Du lịch học. Tính đến năm 2019 Khoa Du lịch đã mở rộng đào tạo lên 7 ngành gồm ngành Quản trị kinh doanh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ngành Kinh tế ngành Du lịch ngành Quản trị khách sạn ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống ngành Du lịch điện tử. Ngoài ra có 3 ngành được mở rộng đào tạo theo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN