tailieunhanh - Áp dụng bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong xác định lãi suất khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Bài viết Áp dụng bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong xác định lãi suất khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn xét xử áp dụng pháp luật về tính lãi suất trong Bộ luật dân sự 2005, những quy định và hướng dẫn thi hành bộ luật này và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thống nhất áp dụng Bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong giải quyết tranh chấp lãi suất hợp đồng tín dụng. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6C 2020 Tr. 31 40 DOI ÁP DỤNG BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT CHUYÊN NGÀNH TRONG XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Đoàn Đức Lương Trường Đại học Luật Đại học Huế Võ Văn Kiệt Huế Việt Nam Tóm tắt. Hợp đồng tín dụng là hình thức phổ biến hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể kinh doanh nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau bên được cấp tín dụng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ làm phát sinh tranh chấp tại tòa án. Trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng trong thời gian qua việc áp dụng quy định của Bộ luật dân sự hay Luật các tổ chức tín dụng còn thiếu thống nhất chủ yếu tập trung vào lãi suất vay lãi suất nợ quá hạn và phạt hợp đồng. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định những nguyên tắc cơ bản và chỉ rõ áp dụng luật chuyên ngành . Tuy nhiên để áp dụng pháp luật chính xác cách tính lãi trong hợp đồng tín dụng cần có những hướng dẫn kịp thời để áp dụng thống nhất pháp luật. Bài báo đã chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn xét xử áp dụng pháp luật về tính lãi suất trong Bộ luật dân sự 2005 những quy định và hướng dẫn thi hành bộ luật này và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hướng dẫn thống nhất áp dụng Bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong giải quyết tranh chấp lãi suất hợp đồng tín dụng. Từ khoá áp dụng Bộ luật dân sự và luật chuyên ngành lãi suất hợp đồng tín dụng 1. Đặt vấn đề Hợp đồng tín dụng là dạng hợp đồng khá phổ biến được xác lập giữa một bên là ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác với khách hàng là các cá nhân tổ chức có đăng ký kinh doanh hai bên đều có mục đích lợi nhuận và cá nhân không có đăng ký kinh doanh tín dụng tiêu dùng . Khi có tranh chấp xảy ra việc áp dụng Bộ luật dân sự hay Luật các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước thiếu thống nhất tập trung vào lãi suất lãi suất nợ quá hạn. Trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trước khi Bộ luật dân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN