tailieunhanh - Quan hệ trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và hợp tác về an ninh, quốc phòng Nhật Bản - Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2020

Bài viết Quan hệ trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và hợp tác về an ninh, quốc phòng Nhật Bản - Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2020 trình bày những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam; Những khó khăn, khác biệt và cơ hội, thuận lợi trong quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130 Số 6A 2021 Tr. 181 198 DOI QUAN HỆ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO VÀ HỢP TÁC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN - VIỆT NAM TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2020 Nguyễn Văn Tuấn Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 77 Nguyễn Huệ Huế Việt Nam Tóm tắt. Nhật Bản và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21 9 1973. Tuy nhiên phải đến năm 2002 sau khi hai nước ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác tin cậy ổn định lâu dài quan hệ Nhật - Việt mới thực sự phát triển mạnh mẽ thực chất và đi vào chiều sâu với những nấc thang mới mang lại những lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước. Bài viết chủ yếu đề cập đến quan hệ chính trị ngoại giao và hợp tác an ninh quốc phòng giữa Nhật Bản và Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2020 với các nội dung những nhân tố mới tác động đến mối quan hệ này những thành tựu đạt được và những khó khăn thách thức cũng như cơ hội thuận lợi để mối quan hệ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao và hợp tác về an ninh quốc phòng giữa hai nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Từ khóa chính trị ngoại giao quốc phòng quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1. Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam Nhân tố thứ nhất từ đầu thế kỷ XXI đến nay tình hình quốc tế có nhiều thay đổi đã làm cho cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn tương quan song song lực lượng và phương thức tập hợp lực lượng có sự thay đổi căn bản tình hình chính trị an ninh quốc tế có những biến động phức tạp và khó lường. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc khó đoán định trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch Mỹ chủ trương một thế giới đơn cực trong khi các nước lớn như Nga Trung Quốc EU lại đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ được kiềm chế quyền lãnh đạo thế giới được chia sẻ cho các nước lớn. Mặt khác do tính chất và nội dung trong giao lưu quốc tế thay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN