tailieunhanh - Bài giảng Thực hành Phân tích môi trường - Trường ĐH Thủ Dầu Một

Bài giảng Thực hành Phân tích môi trường cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Xác định nhu cầu oxy sinh hóa (bod) trong nước và nước thải; xác định nhu cầu oxy hóa học (cod) trong nước và nước thải bằng phương pháp đun hồi lưu – trắc quang; . Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÀI GIẢNG THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Thủy Châu Tờ THỦ DẦU MỘT 5 2020 NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. Sinh viên chỉ được làm thí nghiệm sau khi đã chuẩn bị kỹ về nội dung lý thuyết và thực hành hiểu rõ mục đích và quy trình thí nghiệm. 2. Sinh viên phải mặc áo blouse khi vào phòng thí nghiệm. 3. Chỗ làm thí nghiệm phải sạch sẽ và ngăn nắp không để các vật dụng như túi xách chai lọ hay các vật dụng khác không liên quan trên bàn thí nghiệm. 4. Hóa chất và dụng cụ sau khi sử dụng xong phải để lại đúng chỗ cũ không sử dụng các thiết bị dụng cụ và hóa chất đặt trong phòng thí nghiệm nhưng không liên quan đến bài thực hành đang làm. 5. Không để hóa chất dây vào nhau ống hút hay pipet của dung dịch nào thì chỉ dùng để lấy dung dịch đó. Không nhúng ống hút hay pipet trực tiếp vào chai đựng dung dịch chuẩn để lấy dung dịch. 6. Lấy hóa chất khô phải dùng thìa sạch. Khi rót hóa chất lỏng từ chai thì phải quay nhãn chai về phía trên để tránh dây hóa chất vào nhãn. Nắp và nút chai khi mở ra nếu muốn đặt trên bàn thì phải đặt ngửa để phía tiếp xúc với hóa chất không tiếp xúc với mặt bàn. 7. Chỉ lấy lượng hóa chất vừa đủ để thí nghiệm nếu lấy thừa tuyệt đối không đổ lại vào chai đựng mà giao cho giáo viên hướng dẫn. 8. Phải rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm làm vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng khu vực thí nghiệm sau khi kết thúc thí nghiệm. 9. Phải viết bài tường trình thí nghiệm đầy đủ nộp cho giáo viên hướng dẫn. 1 QUY TẮC BẢO HIỂM 1. Không được ngửi trực tiếp hóa chất 2. Không dùng miệng để hút pipet khi lấy hóa chất 3. Các chất dễ cháy dễ nổ thì phải để xa ngọn lửa 4. Khi đun nóng dung dịch trong ống nghiệm bằng đèn cồn phải hướng miệng ống nghiệm về phía không có người không nhìn thẳng vào miệng ống nghiệm. 5. Khi làm việc với kiềm rắn NaOH KOH phải cẩn thận tránh bắn vào mắt. Không được tiếp xúc trực tiếp với kiềm rắn. 6. Khi pha loãng axit đặc biệt là H2SO4 đậm