tailieunhanh - Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung của nền kinh tế trên thế giới. Quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia, các khu vực Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. | Vấn đề chống bán phá giá hàng nhập khẩu hiện nay vẫn còn tương đối mới mẻ với các doanh nghiệp, ngành sản xuất và cơ quan quản lý Việt Nam. Tuy nhiên cùng với quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ, xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, vấn đề bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thể sẽ ngày càng phổ biến vì các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài với tiềm lực tài chính hùng hậu luôn đặt chiến lược về giá lên hàng đầu nhằm loại bỏ các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, Việt Nam lại là một thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, năng lực sản xuất và công nghệ còn hạn chế, vấn đề này do đó sẽ trở lên phổ biến hơn. Việc sử dụng chiến lược bán phá giá của nước ngoài sẽ đe dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của ngành sản xuất trong nước, cũng như việc làm của người lao động và lâu dài là quyền lợi của người tiêu dùng nội địa. Do đó, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sản xuất trong nước cần sớm nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chống bán phá giá hàng nhập khẩu, để đưa ra những giải pháp và biện pháp đối phó, chủ động với mọi tình huống có thể sẽ xảy ra. Cơ quan quản lý nhà nước nói chung và Cục Quản lý cạnh tranh nói riêng cần tích cực hoàn thiện hệ thống luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau và giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước nhằm kịp thời phát hiện, kiểm soát và xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá trên thị trường.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    172    3    22-01-2025
64    145    0    22-01-2025
22    162    2    22-01-2025
10    124    1    22-01-2025
40    124    0    22-01-2025
22    137    0    22-01-2025
20    125    0    22-01-2025
13    107    0    22-01-2025