tailieunhanh - Sự tích lũy carotenoid và lipid của vi tảo Dunaliella bardawil DCCBC 15 nuôi cấy ở điều kiện ức chế nồng độ muối cao

Bài viết Sự tích lũy carotenoid và lipid của vi tảo Dunaliella bardawil DCCBC 15 nuôi cấy ở điều kiện ức chế nồng độ muối cao được nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng tích lũy carotenoid và lipid của vi tảo Dunaliella bardawil DCCBC 15 ở các điều kiện cạn kiệt dinh dưỡng, độ muối 3M và 4,5M trên môi trường MD4. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20 Số 4 2023 727-737 Vol. 20 No. 4 2023 727-737 ISSN Website https https 2023 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 SỰ TÍCH LŨY CAROTENOID VÀ LIPID CỦA VI TẢO DUNALIELLA BARDAWIL DCCBC 15 NUÔI CẤY Ở ĐIỀU KIỆN ỨC CHẾ NỒNG ĐỘ MUỐI CAO Võ Hồng Trung Nguyễn Huỳnh Nhi Nguyễn Thị Hồng Phúc Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Việt Nam Tác giả liên hệ Võ Hồng Trung Email vhtrung@ Ngày nhận bài 17-10-2022 ngày nhận bài sửa 19-4-2023 ngày duyệt đăng 22-4-2023 TÓM TẮT Vi tảo lục đơn bào chịu mặn Dunaliella bardawil D. salina var bardawil là nguồn cung cấp β-caroten tự nhiên hàm lượng β-caroten đạt đến 14 trọng lượng khô trong điều kiện nuôi cấy bất lợi như cạn kiệt dinh dưỡng độ muối cao ánh sáng cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng tích lũy carotenoid và lipid của vi tảo Dunaliella bardawil DCCBC 15 ở các điều kiện cạn kiệt dinh dưỡng độ muối 3M và 4 5M trên môi trường MD4. Kết quả cho thấy hàm lượng carotenoid của D. bardawil nuôi cấy ở điều kiện cạn kiệt dinh dưỡng 14 890 pg tb và tỉ lệ car dlt 7 966 cao hơn các điều kiện ức chế độ muối 3 0M 12 710 pg tb và 7 269 và 4 5M 11 526 pg tb và 7 258 pTạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Hồng Trung và tgk caroten xuất hiện dưới dạng một số đồng phân hai trong số đó là 9-cis và all-trans chiếm khoảng 80 tổng số β-caroten của D. salina. Đồng phân 9-cis là một chất chuyển hóa có giá trị cao được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa tốt hơn đồng phân all-trans Borowitzka amp Borowitzka 1988 . Tế bào D. salina không có thành tế bào cứng tế bào chỉ được bao bọc bởi một màng sinh chất mỏng có tính đàn hồi có khả năng biến đổi phù hợp với nhiều độ muối khác nhau của môi trường. Ở môi trường có độ muối cao D. Salina có những biến đổi thẩm thấu bao gồm thay đổi thể tích tế bào nồng độ ion nội bào nồng độ glycerol nội bào và biểu hiện một số gen cảm ứng muối

TÀI LIỆU LIÊN QUAN