tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8" nhằm tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. | 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT THINK PAIR SHARE CHIA SẺ CẶP ĐÔI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8. I. LÝ DO HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Vai trò của biện pháp Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Trong đó năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba năng lực chung cần hướng tới ở tất cả các môn học. Khoa học tự nhiên nói chung môn Sinh học nói riêng ngày càng đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thời đại công nghệ. Vậy làm thế nào để thu hút được các em yêu thích và lựa chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các bộ môn tự nhiên là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu không có phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp. Để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập phát triển toàn diện phẩm chất năng lực cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong đó kĩ thuật Think Pair Share là cách học mang tính hợp tác giúp học sinh tham gia tích cực. Hoạt động này dễ dàng tạo nên cuộc thảo luận nhanh thay đổi không khí lớp học và lôi cuốn học sinh. Qua đó năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh được phát huy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ngoài những ưu điểm đạt được thì tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế của kĩ thuật khi áp dụng. Vì vậy tôi đã vận dụng cụ thể hóa và lựa chọn biện pháp Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think Pair Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học sinh học 8 tại trường THCS Thanh Xuân Nam. 2. Thực tế tại đơn vị Từ thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Thanh Xuân Nam với sự phát triển khoa học và công nghệ đặc biệt công nghệ thông tin năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có nhiều thay đổi. HS được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ mạng truyền thông được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú tại trường qua mạng giao tiếp thường ngày nên nhiều em có năng lực giao tiếp và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN