tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học Nói và nghe Ngữ văn 7
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học Nói và nghe Ngữ văn 7" nhằm giúp định hướng cho các em cách trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân, cách lắng nghe, lĩnh hội, phản biện trong giao tiếp, đặc biệt cách hợp tác trong hoạt động nhóm thông qua các tiết Nói và nghe của môn Ngữ văn 7. | PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT HỌC NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 7 Môn Ngữ Văn Cấp học THCS Tác giả Trần Thị Thái Ninh Đơn vị công tác Trường THCS Thanh Xuân Nam Chức vụ Giáo viên Năm học 2022 - 2023 2 MỤC LỤC 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước giáo dục đã tồn tại phát triển cùng với sự trường tồn dân tộc và luôn giữ vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động nền giáo dục Việt Nam đã từng phải đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến thực dân nhưng vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp tiếp thu có chọn lọc những tinh túy của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành một nền giáo dục đào tạo toàn dân toàn diện nhân bản tiên tiến với mục tiêu nhất quán là đào tạo con người mới đào tạo những công dân vừa hồng vừa chuyên cho nước nhà. Trong thời kỳ đổi mới Đảng ta luôn nhất quán khẳng định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiên đi trước so với các lĩnh vực khác. Để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng thông qua Nghị quyết số 29-NQ TW ngày 4-11-2013 Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế . Từ đó đến nay công cuộc đổi mới giáo dục được tiến hành ở Việt Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Trước bối cảnh đó để chuẩn bị cho quá trình đổi mới tổng thể chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thổng sau năm 2018 thì việc đổi mới đồng bộ
đang nạp các trang xem trước